NHỮNG SUY NGHĨ
XUNG QUANH LỄ HOẢ TÁNG CỦA NGƯỜI CHĂM AHIÊR
Phan Quốc Anh
1. Vài nét về lễ hoả táng của người Chăm Ahiêr
Người Chăm Ahiêr là một bộ phận đa số trong cộng đồng người Chăm sinh sống ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Đây là một bộ phận người Chăm theo Bàlamôn giáo. Nhưng tôn giáo này đã trải qua quá trình bản địa hoá, biến đổi thành một kiểu tôn giáo riêng có của người Chăm. Tuy không còn hội đủ các yếu tố của một trong những tôn giáo cổ xưa nhất của loài người, nhưng quan niệm về tâm linh, về cõi sống và cõi chết của người Chăm Ahiêr vẫn chịu sự chi phối của Bàlamôn giáo.
Người Chăm Ahiêr từ xa xưa đã coi cuộc đời con người đến cõi trần như “một chuyến đi buôn”, cuộc sống trên trần gian là một nơi cư ngụ tạm bợ. Họ quan niệm mọi người từ thế giới bên kia đến cõi trần như “một chuyến đi buôn” rồi lại về thế giới bên kia, thế giới vĩnh hằng. Trong văn học dân gian Chăm, có một Ariya (tráng ca) nổi tiếng là Ariya Nau Ikak (cuộc đời như một chuyến đi buôn) . Có lẽ vì quan niệm cõi sống là cõi tạm, cõi chết và sự giải thoát mới là đích con người hướng tới nên trong nghi lễ vòng đời người Chăm, những nghi lễ khi con người còn sống (trừ nghi lễ cưới xin) không được coi trọng: nghi lễ sinh đẻ không còn dấu ấn của giáo lý Bàlamôn mà chủ yếu là tín ngưỡng bản địa. Khác với Bàlamôn giáo, người Chăm Bàlamôn coi nhẹ lễ thức trưởng thành, không có lễ thượng thọ trong khi lại rất coi trọng nghi lễ tang ma.
Lễ hoả táng là nghi lễ quan trọng nhất trong hệ thống nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr. Với quan niệm luân hồi giải thoát, cõi trần chỉ là cõi tạm, cõi chết mới là cõi thiên đường vĩnh hằng, là cái mà mọi con người hướng tới. Nhưng không phải khi chết, ai cũng được giải thoát lên thiên đàng. Để được lên thiên đàng, con người phải hội đủ các tiêu chuẩn khi còn sống và đến khi nhắm mắt xuôi tay, phải được làm lễ tang đầy đủ, trọn vẹn. Đó là những tiêu chuẩn về nguồn gốc đẳng cấp, không tật nguyền, cuộc sống phải đầy đủ gia đình, có vợ có chồng, có con cái. Đặc biệt là khi chết phải lành lặn, toàn thây, chết trên giường ở nhà, có người nhà đỡ lưng đặt xuống đất khi chết và phải được các chức sắc Bàlamôn thực hiện đầy đủ các lễ thức như khâm liệm, lễ rửa tội, lễ cho ăn, lễ chém cây, lễ hoả táng tươi và sau cùng là lễ nhập kút. Vì vậy, lễ hoả táng, nhất là lễ hoả táng lớn (lễ hoả táng 4 thầy) của người Chăm Ahiêr là một nghi lễ được tổ chức rất lớn của dòng tộc, bắt buộc phải diễn ra trong 4 ngày, do đội ngũ chức sắc tôn giáo và chức sắc dân gian đủ tiêu chuẩn làm chủ lễ và phải thực hiện đầy đủ các quy trình, về hình thức cũng như nội dung lễ .
Lễ hỏa táng “bốn thầy” là lễ hoả táng lớn nhất của những người chết thuộc dòng họ có đẳng cấp cao nên trước khi làm lễ, cả gia đình phải chuẩn bị một khoản kinh phí không nhỏ (10 đến 15 triệu đồng) để làm lễ. Gia đình phải mang lễ vật gồm rượu, trầu cau, trứng gà đến gặp ông thầy Sư cả xin ngày, nếu không phạm vào những ngày cấm kỵ thì ông Sư cả chỉ định các thầy pà xế (passeh) đến làm lễ.
Chủ lễ hoả táng lớn phải có đủ bốn thầy pà xế bao gồm: Thầy pà xế “cho ăn” (passeh pahuăk); Thầy pà xế tạo hình hài (passeh ralang); Thầy pà xế thổi tù và (passeh sơng); Thầy pà xế đánh trống (passeh hagar), đánh chiêng và các vị chức sắc dân gian, nghệ nhân đến làm lễ (khoảng trên dưới 20 người, gồm các thầy kéo đàn kanhi, thầy hát lễ, nghệ nhân trang trí, thầy cúng trừ tà ma). Ngoài ra còn những người trong gia tộc và bà con làng xóm được nhờ hoặc tự nguyện đến phụ giúp. Gia đình phải lo phục vụ những người đến giúp/dự lễ và các thành viên trong tộc họ ăn uống trong những ngày làm lễ.
Sự chuẩn bị cho một lễ hoả táng rất công phu, từ việc dựng nhà lễ, làm nhà hoả táng, đòn khiêng và các công cụ, phương tịên làm lễ cho đến lễ vật đối với từng tiểu lễ v.v...tất cả phải tuân thủ các quy định chặt chẽ theo kiểu “xưa sao, nay vậy”. Bốn ngày diễn ra lễ hoả táng gồm:
Ngày thứ nhất (Ngày làm “lễ cho ăn” - harei pahwak)
Người Chăm quan niệm chết là sự đầu thai trở lại, nhưng sẽ sang một thế giới khác. Bởi vậy, “lễ cho ăn” mang tính tượng trưng cho bào thai ăn nước, gạo, muối. Trong lễ cho ăn, bốn ông thầy có bốn mâm lễ riêng. Vật lễ trên mâm có lửa trầm, trầu, cau, hạt nổ, cơm vắt (ngày xưa là bánh đúc), muối hạt. Mủng gạo được chia làm hai: một phần để thầy cho ăn, một phần để con cháu trong gia đình cho người chết ăn. Ông pà xế pahwak bốc nắm đất vụn lấy ở gò mối về rải lên thi hài người chết và vẽ bùa, dùng con dao làm bùa phép lên miệng người chết, vẽ bùa trong khay nước, ở con dao có một sợi dây chỉ buộc sáp nến và một chiếc nhẫn mư ta. Ông gỡ khăn “thơp dwa” đắp trên mặt người chết ra, tay trái cầm khay nước bằng đồng, tay phải ông cầm cây gậy nhúng vào nước và vẩy lên phía đầu, chấm xuống đất 3 lần, rồi đổ nước đó đi, thay khay nước khác, cứ vậy 3 lần. Sau đó ông chấm vào xoáy đầu, vào 2 tai, 2 mắt, 2 lỗ mũi, miệng (7 lỗ) và 2 vai, mỗi nơi 3 lần và cuối cùng đổ cả khay nước vào miệng người chết. Sau đó ông bốc gạo cho vào miệng người chết. Vừa cho ăn, ông vừa cho uống nước, cứ 3 lần cho gạo vào miệng, lại 3 lần cho uống nước. Sau cùng, ông bỏ quả cau có gắn hạt gạo vào miệng người chết và cho ngậm miệng lại.
Lễ cho ăn diễn ra cả ngày và cả buổi tối, có nhiều lễ thức phức tạp nhưng bắt buộc vì mỗi lễ thức đều có ý nghĩa của nó, không được bỏ sót lễ thức nào.
Ngày thứ hai: (Ngày hát tang ca)
Ban nhạc tang lễ lập bàn lễ để hát xướng ba buổi: sáng, chiều và tối. Ban nhạc sẽ hát hết khoảng 170 bài tang ca, nội dung kể lại vòng đời người từ lúc sinh ra cho đến lúc chết và sau khi chết được đầu thai lại. Trong những lời hát, tuỳ theo từng giai đoạn của cuộc đời mà mời các thần linh tương ứng và có giai điệu tương ứng. Các giai điệu những bài tang ca rất buồn thảm, sầu não, đưa người nghe đến một cảm giác linh thiêng như đang thoát ra khỏi cõi trần tục. Do phạm vi của tham luận, chúng tôi xin không đề cập sâu đến những bài tang ca, nhưng chúng mang tính nghệ thuật âm nhạc dân gian rất độc đáo, có giá trị nghệ thuật cao và có sự ảnh hưởng không nhỏ đến âm nhạc của các dân tộc xung quanh.
Ngày thứ ba: Lễ chém cây (Tak Kayơw - có thể so sánh như lễ “phạt mộc” của người Việt)
Đối với lễ hỏa táng “bốn thầy”, lễ “chém cây” kéo dài cả ngày. Gọi là lễ “chém cây” nhưng thực chất chỉ là chặt vào cây gỗ một cách tượng trưng vì cây đã được chặt về, đã được đẽo gọt, đục mộng và bó lại dựng ở gần rạp lễ.
Ngày thứ tư: Lễ hỏa táng (Đam chuh) Người Chăm còn gọi đây là "Page edak" (buổi sáng hỏa thiêu). Trong lúc hoả táng, khi lửa đang nghi ngút cháy, người ta dùng câu liêm lấy đầu lâu người chết ra. Hai người mang đầu lâu ra một cái lán nhỏ ở góc bãi để đục. Người ta dùng chàng và đục, đục lấy 9 mảnh xương trán hình tròn, đường kính khoảng 1cm. Những mảnh xương trán, sau khi được gọt đẽo tròn, được tẩy uế bằng nước cát lồi (mu) rồi đem bỏ vào chiếc hộp bạc hình tròn (klong). Chiếc hộp này sẽ được chôn giấu một cách bí mật quanh nhà để vài năm sau làm lễ nhập kút.
2. Lễ hoả táng của người Chăm Ahiêr, môi trường bảo lưu văn hoá truyền thống Chăm.
Qua quá trình nghiên cứu các nghi lễ tang ma của người Chăm, chúng tôi thấy tính nhất quán rất cao từ nội dung đến các hình thức. Những quan niệm vũ trụ nhân sinh, về sự sống, cái chết, quan niệm âm dương lưỡng hợp, sự tái sinh, luân hồi giải thoát được thể hiện thông qua các hình thức lễ và được biểu tượng hoá. Để giải mã nó, phải “đọc” được tất cả những hình vẽ, bùa chú, lời hát khấn, những con số, phương hướng, giờ khắc, từ số lượng lá trầu têm, cách têm trầu, cách bài trí lễ vật, các động tác và lời khấn lễ, những bài táng ca v.v...đều là những biểu tượng chứa đựng những ý nghĩa sâu xa nhất định.
Có thể nói, trong các nghi lễ vòng đời người của người Chăm Ahiêr, chỉ có nghi lễ tang ma là còn giữ được nhiều lớp văn hóa cổ truyền nhất. Trong một lễ hoả táng chứa đựng khá đầy đủ văn hoá tín ngưỡng, phong tục tập quán, nghệ thuật ca múa nhạc, tạo hình dân gian, đồng thời nó cũng chứa đựng nhiều yếu tố của văn hóa tôn giáo Bàlamôn cổ đại (là những nền móng cơ bản hình thành nên văn hoá truyền thống Chăm). Có nghĩa là, nếu nghi lễ tang ma của người Chăm Ahiêr mất đi những tập tục cổ truyền, sẽ là nguy cơ mai một lớn nhất những sắc thái văn hóa Chăm. Chính những quy tắc chặt chẽ trong nghi lễ tang ma như làm lễ tang theo dòng họ mẹ (dù có đi lấy vợ ở đâu, những mảnh xương trán của người đàn ông Chăm Ahiêr lấy ra từ lễ hoả táng cuối cùng cũng được đưa về dòng họ mẹ của mình làm lễ nhập kút), đã và đang như sợi dây gắn chặt cộng đồng người Chăm lại với nhau một cách bền vững, và cũng chính là những sợi dây níu kéo cuối cùng của văn hoá truyền thống Chăm trong giai đoạn giao lưu, hội nhập mạnh mẽ như ngày nay.
Vì vậy, việc nghiên cứu, bảo tồn nghi lễ tang ma người Chăm Ahiêr có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Chăm. Hay nói một cách khác, nếu nghi lễ tang ma của người Chăm Ahiêr mất đi những giá trị truyền thống, người Chăm sẽ đánh mất bản sắc văn hoá của mình.
3. Một vài suy nghĩ về lễ hoả táng trong giai đoạn hiện nay
Bên cạnh ý nghĩa bảo lưu văn hoá truyền thống, nghi lễ tang ma của người Chăm Ahiêr hôm nay cũng chứa đựng những yếu tố không đúng với phong tục truyền thống xưa và những yếu tố không còn phù hợp với thời đại, cần phải nghiên cứu để có định hướng bảo tồn đúng đắn, sao cho vẫn giữ được những giá trị văn hóa mà vẫn giảm nhẹ được sự tốn kém thời gian và vật chất.
Ông Quảng Văn Đại, 70 tuổi - một người Chăm đã có nhiều công sức nghiên cứu và tìm hiểu phong tục tập quán người Chăm Ahiêr và là một ông hăng (hơng), một nghệ nhân trang trí hoa văn và vẽ bùa trong các nghi lễ tang ma, cũng là một người có uy tín trong cộng đồng Chăm, hay được mời làm ông “inưmư" trong nghi lễ cưới xin - cho rằng, nghi lễ tang ma, nhất là nghi lễ cưới xin bây giờ khác xưa nhiều, không những không đơn giản hóa đi mà lại còn rườm rà tốn kém hơn, có sự đua tranh giữa tộc họ này, gia đình nọ. Nhiều người còn nghĩ ra những nghi thức mới, những lễ vật mới mà trong văn bản cổ Chăm hướng dẫn quy trình nghi lễ tang ma xưa không có. Một số chức sắc không hiểu việc mình làm, không lý giải nổi những biểu tượng, ký hiệu của lễ thức mà họ chỉ sử dụng những bài vở được truyền lại với ý thức “xưa sao, nay vậy”. Lớp trẻ Chăm chỉ biết tuân thủ các quy định của lớp người lớn tuổi, không hiểu tại sao lại phải làm lễ tang phức, tạp, rườm rà đến vậy? Tại sao lại không làm đơn giản hoá nó đi như các dân tộc khác?
Trong nghi lễ tang ma, chỉ tính riêng bình quân một lễ hỏa táng (chưa tính các lễ cúng tuần, lễ dựng kút, nhập kút sau lễ hỏa táng sau đó) cũng tới trên dưới 15 đến 20 triệu đồng. Lễ hỏa táng kéo dài 4 ngày đêm, huy động khoảng 20 thầy chủ lễ (chức sắc pà xế và các thầy chủ lễ dân gian), tất cả tộc họ những ngày đó phải đến để phục vụ cúng lễ, chưa kể đông đảo bà con làng xóm xa gần. Lễ tang của người Chăm Bàni tuy có đơn giản hơn, không quàn xác lâu ngày trong nhà, không chôn theo nhiều của cải nhưng sau khi chôn lại phải làm thịt 2 con trâu để cúng tế và ăn uống trong 2 ngày tiếp theo, kết quả là chi phí cho một đám tang người Chăm Bàni cũng không thua kém gì người Chăm Ahiêr. Điều đáng nói ở đây là dù gia đình có nghèo đến đâu cũng phải đi vay mượn để làm lễ, nếu không, họ lại sợ thần linh trừng phạt, sợ làng xóm cười chê. Vì vậy, một số gia đình phải đi vay nặng lãi và trở thành con nợ của người khác. Với niềm tin tuyệt đối vào phép nhiệm màu của thần thánh, một bộ phận tín đồ thiếu tự tin vào bản thân, trông chờ vào sự trợ giúp của các lực lượng siêu nhiên, trở thành nô lệ của thần linh. Khi đời sống kinh tế của một cá nhân, gia đình hay một cộng đồng không được cải thiện, lại bị ốm đau, bệnh tật hay xảy ra những sự kiện không bình thường lại cho rằng do thần linh trừng phạt vì thực hiện các lễ nghi chưa đến nơi đến chốn, những tín đồ lại dốc hết của cải vật chất để lo cúng tế tốn kém.
Nguyên nhân của sự tốn kém về mặt lễ vật là do quan niệm cổ truyền của người Chăm “dương sao, âm vậy”. Họ quan niệm rằng ở thế giới bên kia cũng có cuộc sống như ở cõi dương gian và trông chờ vào lễ vật dâng cúng, hiến tế và ở đó, những linh hồn tổ tiên có quyền năng tuyệt đối, chi phối cuộc sống ở cõi sống. Nếu những linh hồn ở cõi âm được hiến tế, dâng cúng lễ vật tử tế, được chăm sóc chu đáo thì sẽ cứu hộ độ trì cho những người ở cõi dương cuộc sống no đủ, che chở, bảo vệ trước mọi hiểm họa, bệnh tật, gặp nhiều vận may và về sau sẽ còn gặp lại ở thế giới hồn linh. Ngược lại, nếu lễ nghi, tế tự không đàng hoàng, không đủ loại lễ vật theo quy định, không thành tâm (lễ vật phải là những sản vật quý nhất, ngon nhất) và là lễ vật thật (trong khi người Kinh có thể cúng bằng vàng mã) hoặc cầu cúng không đều đặn v.v...) thì những linh hồn ở bên kia sẽ đói khổ, quay lại quấy phá, sinh ra ốm đau, bệnh tật và mọi tai họa. Vì vậy, tâm lý của người Chăm là dù đói khổ cũng không tiếc tiền, tiếc của và thời gian cho các lễ tục, phải chăm chỉ tổ chức và tham gia đầy đủ các loại lễ tục từ lễ tục cộng đồng, dòng họ cho đến gia đình bên cha, bên mẹ, thậm chí họ lo cho những linh hồn ở thế giới bên kia sung túc hơn chính bản thân họ. Cũng như các dân tộc khác, trước kia trong lễ tang của người Chăm, những người trong tộc họ, bà con gần xa đều đến viếng và đóng góp gạo, hoa trái, trầu cau, vải thổ cẩm. Ngày nay sự đóng góp ấy chủ yếu bằng tiền. Gia đình đáp lễ các vị chức sắc làm lễ cũng bằng tiền. Tuy chưa có tính chất thương mại hóa, nhưng sau đám tang, gia đình cũng phải ngồi lại cân đối thu – chi và phần lớn là phải gánh nợ.
Trước năm 1975, trong cộng đồng người Chăm Ahiêr vẫn duy trì tục thiêu tươi (lễ hoả táng tươi – thiêu xác ngay sau khi chết). Lễ hỏa táng tươi Chăm thực sự là một thảm họa về vệ sinh môi trường. Theo phong tục và bị quy định bởi ngày giờ làm lễ nên đa số các xác chết sau khi làm lễ rửa tội được để ở nhà lễ trên dưới 10 ngày, có khi đến cả tháng mới được tiến hành làm lễ hỏa táng. Mặc dù người Chăm có những phương thuốc cổ truyền để giữ xác lâu ngày. Nhưng với một vùng nắng nóng quanh năm như ở Ninh Thuận, những xác người chết vẫn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, mùi xác chết bay khắp cả một vùng. Những người hành lễ và những người dự lễ đều phải chịu mùi của xác chết để lâu ngày. Mỗi lần thiêu những xác chết ấy, nhân dân cả vùng phải hứng chịu mà không dám kêu ca. Sau năm 1975, nhất là khi triển khai phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, với sự vận động bỏ tục “thiêu tươi” của các cấp chính quyền, hiện nay trên toàn vùng Chăm không còn tồn tại lễ hỏa táng tươi nữa (trừ lễ tang cho các vị chức sắc Bàlamôn), chỉ thỉnh thoảng có tình trạng hoả táng tươi một cách vụng trộm. Qua gần 30 năm bỏ tục thiêu tươi, quan niệm chỉ có thiêu tươi, linh hồn mới được giải thoát trọn vẹn cũng mất dần trong tín ngưỡng người Chăm. Để loại bỏ tục “thiêu tươi”, các cấp chính quyền đã phải đi vận động rất nhiều, trước hết là trong các vị chức sắc Bàlamôn. Sau khi bỏ được tục thiêu tươi, sau khi chết, xác người chết được đưa đi “chôn gửi”, thường là sau một năm, lại được các thầy cả sư định ngày (tùy thuộc vào tuổi tác, ngày sinh, ngày chết của người chết) đào lên để làm lễ hỏa táng khô (hỏa táng hài cốt). Nhưng rất nhiều trường hợp sau một năm, ở những vùng đất ẩm ướt, xác người chết chưa kịp phân huỷ hết đã bị đào lên để làm đám tang. Chúng tôi cũng đã từng chứng kiến những trường hợp này, rất mất vệ sinh và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Hiện nay, chính quyền các cấp đang vận động các vị chức sắc cải tiến những quy định này, phải “chôn gửi” trên một năm mới được đào lên làm lễ hỏa táng.
Theo chúng tôi, thực ra việc vận động bà con Chăm bỏ tục thiêu tươi chưa phải là phương án tối ưu. Thứ nhất là không đảm bảo yếu tố tâm linh của người theo Bàlamôn giáo. Thứ hai là, như trên đã nêu, việc “chôn gửi” một năm rồi lại đào lên làm lễ hoả táng (thiêu khô) vẫn bị ảnh hưởng môi trường. Như chúng ta đã biết, nhiều dân tộc, tôn giáo trên thế giới vẫn giữ tục thiêu tươi. Ngay ở thủ đô Hà Nội vẫn có lò hoá thân Hoàn vũ. Như vậy, với điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, người Chăm có thể áp dụng mô hình “lò hoá thân” để làm lễ hỏa táng tươi, vừa vẫn đảm bảo yếu tố tâm linh, vừa vẫn đảm bảo vệ sinh môi trường. Chỉ có một điều là phải nghiên cứu, làm sao sau khi thiêu, phải giữ lại được 9 mảnh xương trán để làm lễ nhập kút.
Ngày nay, một số trí thức Chăm cảm thấy tang lễ Chăm nói chung, lễ hoả táng nói riêng quá phức tạp, nặng nề và tốn kém, ít nhiều kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội Chăm. Có những ý kiến đề xuất nên làm gọn nhẹ lại như: rút gọn từ 4 ngày làm lễ xuống còn 2 ngày, giảm bớt sự rườm rà trong lễ tục, giảm số lượng lễ vật, giảm sự đóng góp của bà con dòng tộc v.v...Theo chúng tôi, những ý kiến đề xuất này phải xuất phát từ sự bàn bạc và tự nguyện của chính bà con trong cộng đồng người Chăm Ahiêr và phải được sự nhất trí cao của hệ thống chức sắc Chăm. Sau khi đã bàn bạc thống nhất và tự nguyện của bà con, chính quyền, đoàn thể các cấp mới đưa vào các chương trình vận động bà con thực hiện (như chương trình toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá chẳng hạn), tránh sự can thiệp từ ý kiến chủ quan của chính quyền hay đoàn thể các cấp.
Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang đang đặt ra cho cộng đồng người Chăm một vấn đề về tổ chức lễ tang sao cho phù hợp với giai đoạn hiện nay. Đây là một vấn đề không đơn giản, cần phải nghiên cứu kỹ và phải do chính cộng đồng người Chăm tự nguyện. Tham luận này chỉ như một sự gợi mở, một sự “đặt vấn đề” để chúng ta cùng suy ngẫm.
Phan Rang tháng 12 năm 2007
Phan Quốc Anh
Thứ Năm, 24 tháng 1, 2008
MÃ LA CỦA NGƯỜI RAGLAI - MỘT PHẦN CỦA VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
TS. Phan Quốc Anh
1. Raglai là một dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.
Nói đến các dân tộc Tây Nguyên, người ta thường nghĩ đến các dân tộc thiểu số sống ở các tỉnh được gọi là Tây Nguyên như: Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai, Kom Tum và gần đây thêm một tỉnh mới thành lập là Đắc Nông. Thực ra đây chỉ là địa giới hành chính, không phải là địa giới văn hóa.
Nếu nói về địa giới văn hóa, các dân tộc Tây Nguyên bao gồm cả các dân tộc cư trú ở phía tây các tỉnh duyên hải miền Trung từ đèo Ngang trở vào cho đến tận Bình Phước. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã đúng khi sưu tầm sử thi các dân tộc Tây Nguyên không chỉ ở 4 tỉnh Tây Nguyên mà cả ở các tỉnh duyên hải miền Trung. Nhờ vậy, chúng ta đã phát hiện được kho tàng sử thi quý báu, khá đồ sộ của dân tộc Raglai.
Dân tộc Raglai có khoảng trên 90 nghìn người, cư trú ở vùng núi cao, phía tây của các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận. Trong đó, cư trú đông nhất là ở tỉnh Ninh Thuận (gần 50 nghìn người). Là một trong các dân tộc trong nhóm ngữ hệ Malayo - Polinesien, dân tộc Raglai mang đầy đủ trên mình các sắc thái văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên, trong đó có văn hóa cồng chiêng.
2. Mã la - một nhạc cụ gõ bằng đồng, một đóng góp quan trọng trong văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
2.1. Cấu trúc mã la
Mã la, mả la hay “ma la” là tên của người khác đặt cho một loại nhạc cụ gõ bằng đồng của người Raglai. Có thể vì loại nhạc cụ này thường được sử dụng nhiều trong lễ bỏ mả (bỏ ma) nên được gọi là ma la, sau này gọi trại đi thành mã la? Còn người Raglai gọi mã la là “Char”, là một loại nhạc cụ cồng chiêng không có núm, các dân tộc ở Cao nguyên gọi là chiêng bằng.
Trong vùng đồng bào Raglai sinh sống, hầu như không làng (palei) nào là không có mã la. Làng nhiều nhất (theo số liệu điều tra của Sở Văn hóa thông tin Ninh Thuận) là làng Kamau, xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Làng này có trên 30 bộ mã la.
Mã la được sử dụng theo bộ. Mỗi bộ có ít nhất là 2 chiếc, gọi lã mã la mẹ con (Ina - Ana). Bộ mã la 4 chiếc thì có tên 1 mẹ và 3 con: con trưởng, con giữa, con út. Nhiều vùng có các bộ mã la 7, 9 hoặc 12 chiếc. Những bộ mã la nhiều chiếc thì có nhiều mẹ: mẹ cả, mẹ hai, mẹ ba v.v…ở đây cần phải hiểu không phải mẹ cả, mẹ hai, mẹ ba là vợ cả, vợ lẽ do một ông chồng lấy nhiều vợ. Mẹ cả (Ina mul) ở đây được hiểu là bà tộc trưởng đã có chồng và có con và là người có quyền thế cao nhất. Các mẹ khác là em ruột của mẹ cả nhưng các con phải gọi bằng mẹ. Trong gia đình mẫu hệ truyền thống của người Raglai, bà trưởng tộc, mẹ và con gái út là những người quan trọng nhất. Vì vậy, trong bộ mã la, thường có 3 chiếc mã la có chung tên (mẫu hệ) với thứ bậc khác nhau: Ina mul (mẹ lớn - bà trưởng tộc); Ina Ru wơ (mẹ Ru wơ) và ana Tuluih ( con gái út). Ngoài ra, trong bộ mã la còn có rất nhiều con. Đây cũng là một sự thể hiện của chế độ mẫu hệ Raglai. Khác với bộ cồng chiêng Tây Nguyên, cồng lớn có vai trò giữ nhịp, còn ở bộ mã la Raglai, chiếc mã la mẹ là người cất tiếng đầu tiên của bài nhạc và có vai trò giữ nhịp chính, các mã la con hoà theo. Nếu là bộ mã la nhiều mẹ thì mã la mẹ cả sẽ đảm nhiệm vai trò này.
Mã la là một loại nhạc cụ thiêng do tổ tiên ông bà để lại, người Raglai thường gọi là mã la ông bà. Mỗi lần lấy xuống để sử dụng đều phải làm lễ cúng.
Hầu như làng Raglai nào cũng có nhiều nghệ nhân biết đánh mã la. Do nhu cầu nghi lễ, trong lễ bỏ mả phải có nhiều người biết đánh mã la, vì lễ kéo dài đến 3 ngày đêm nên luôn phải có nghệ nhân thay thế. Luyện tập mã la cũng rất công phu. Nghệ nhân phải thuộc bài bản, phải biết kết hợp giữa tay đánh (mã là đánh bằng gan bàn tay phải khi nắm lại) và bàn tay trái phải điều tiết độ vang, các âm sắc, độ vang, trường độ. Mỗi bài bản mã la đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các mã la, đòi hỏi sự truyền dạy và khổ luyện lâu dài giữa các thế hệ nghệ nhân.
2.2. Hình thức diễn tấu
Mã la thường được dùng trong các lễ hội tiêu biểu của người Raglai như lễ “ăn đầu lúa” và lễ “bỏ mả”. Hiện nay, chúng tôi đã sưu tầm được gần 100 bài bản mã la, mỗi bài đều có tên gọi riêng. Trong đó chỉ có khoảng 5 đến 6 bài nhạc lễ mang tính thiêng dùng trong phần lễ, còn lại chủ yếu dùng trong phần “hội”.
Cách biểu diễn mã la của người Raglai cũng rất độc đáo. Số lượng người biểu diễn phụ thuộc vào số lượng của bộ mã la. Đa số các nghệ nhân sử dụng mã la là đàn ông, nhưng cũng có làng có những đội mã la do phụ nữ sử dụng (ở làng Maty, xã Phước Tân, huyện Bác Ái có đội mã la 12 chiếc do 12 phụ nữ biểu diễn). Tuy nhiên, theo chúng tôi, từ trước đến nay, các nghệ nhân sử dụng mã la là đàn ông, bởi vì mã la có những điệu rất mạnh mẽ, bốc lửa, khi sử dụng phải kèm theo những động tác mạnh mẽ. Đội mã la nữ có thể là mới được hình thành sau này, theo yêu cầu của đạo diễn để tham gia hội diễn văn nghệ quần chúng.
Xưa kia, mã la chỉ được sử dụng theo một bộ chỉ có mã la. Ngày nay, phát triển từ phong trào văn nghệ quần chúng, hoà cùng mã la còn có người thổi khèn bầu (Taraken) và đánh trống đeo (Sagơr) và dàn múa nữ. Sau khi mã la “mẹ” dẫn nhịp đầu, các mã la con hoà theo. Khi cả “gia đình” mã là đều đã lên tiếng và đã ổn định nhịp, các nghệ nhân bắt đầu khom lưng, hướng đầu về phía trước, ôm mã la trước bụng vừa đi ngược chiều kim đồng hồ, vừa múa, dùng phần mềm của gan bàn tay nắm lại gõ vào mặt ngoài của mã la. Tất cả âm sắc, trường độ, cao độ, âm bồi, âm tắc, độ vang đều do bàn tay để ở phần “bụng” (phần bên trong) của mã la điều khiển.
Trong số gần 100 bài mã la, có 3 bài độc đáo. Đó là các bài: Ruwơ, Ru wơ Poriyu Chrao và Atok Pakrup. Chúng tôi đã tiến hành ghi âm, ký âm một số bài bản mã la, do khuôn khổ hạn hẹp của hội thảo, chúng tôi xin báo cáo ở một dịp khác.
Nét độc đáo của các bài bản mã la là nội dung các câu chuyện Raglai được kể bằng âm nhạc không lời. Ví dụ bài mã la “Chip Lugo” kể về một đôi trai gái yêu nhau nhưng không lấy được nhau, lén lút vụng trộm đến với nhau rồi cùng chết đi, biến thành đôi chim Chuông (chim gọi bạn). Bài mã la là những tiếng kêu gọi nhau về đêm giữa hai đầu núi. Hay như bài mã la “Kalak Toah ia” (con ó đi tìm nước) là một câu chuyện cổ tích giữa con gà và con ó.
Có những bài mã la mang tính chất đối đáp, tâm sự giữa hai người. Những điều không nói được bằng lời, người Raglai phải dùng đến âm thanh của một loại nhạc cụ gõ bằng đồng, lúc bổng lúc trầm, lúc thủ thỉ tâm sự, lúc trào lên hừng hực niềm khát vọng. Có những bài mã la mang tính chất tín hiệu thông tin như báo tin trong nhà, trong làng có người chết. Trong lễ bỏ mả không thể thiếu mã la. Mã la đóng vai trò chủ đạo về “thông tin hai chiều” với thế giới thần linh. Sau khi lễ kết thúc, mã la lại thay cho tiếng nói trao đổi giữa các thành viên trong gia tộc, giữa nhà vợ và nhà chồng về việc tổ chức lễ bỏ mả cho người chết như vậy được chưa, hài lòng hay chưa hài lòng, những điềm lành, điềm dữ v.v…và những điều không nói được bằng lời khác.
3. Chiêng (ceng)
Người Raglai cũng có nhạc cụ chiêng. Khác với mã la (không có núm và đánh bằng nắm tay), chiêng là loại nhạc cụ có núm và đánh bằng dùi. Bộ chiêng của người Raglai thường có 3 chiếc theo 3 cấp độ: chiêng đại, chiêng trung và chiêng tiểu. Người Raglai cũng gọi là chiêng mẹ (Ina), Chiêng con (ana) và chiêng con út (Ana tuluih. Bộ chiêng Raglai thường được sử dụng trong một dàn nhạc với khèn bầu và trống.
4. Kết luận
Bài viết nhỏ này muốn giới thiệu một loại nhạc cụ cồng chiêng của tộc người có số dân khá đông là người Raglai (trên 90 nghìn người - số liệu năm 1999) và có một nền văn hóa cổ truyền phong phú. Mã la của người Raglai có thể chưa được đặt vào thể loại nhạc cụ chính, hoặc chưa được coi là quan trọng trong hồ sơ văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, nhưng chúng tôi cho rằng: mã la là một loại nhạc cụ gõ bằng đồng độc đáo của một trong những dân tộc Tây Nguyên đã tồn tại hàng bao đời nay, phải được đặt nằm chung trong sắc màu văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, cần được nghiên cứu, sưu tầm nghiêm túc để bổ sung vào hồ sơ về văn hóa cồng chiêng ở Việt Nam.
TS. Phan Quốc Anh
1. Raglai là một dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.
Nói đến các dân tộc Tây Nguyên, người ta thường nghĩ đến các dân tộc thiểu số sống ở các tỉnh được gọi là Tây Nguyên như: Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai, Kom Tum và gần đây thêm một tỉnh mới thành lập là Đắc Nông. Thực ra đây chỉ là địa giới hành chính, không phải là địa giới văn hóa.
Nếu nói về địa giới văn hóa, các dân tộc Tây Nguyên bao gồm cả các dân tộc cư trú ở phía tây các tỉnh duyên hải miền Trung từ đèo Ngang trở vào cho đến tận Bình Phước. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã đúng khi sưu tầm sử thi các dân tộc Tây Nguyên không chỉ ở 4 tỉnh Tây Nguyên mà cả ở các tỉnh duyên hải miền Trung. Nhờ vậy, chúng ta đã phát hiện được kho tàng sử thi quý báu, khá đồ sộ của dân tộc Raglai.
Dân tộc Raglai có khoảng trên 90 nghìn người, cư trú ở vùng núi cao, phía tây của các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận. Trong đó, cư trú đông nhất là ở tỉnh Ninh Thuận (gần 50 nghìn người). Là một trong các dân tộc trong nhóm ngữ hệ Malayo - Polinesien, dân tộc Raglai mang đầy đủ trên mình các sắc thái văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên, trong đó có văn hóa cồng chiêng.
2. Mã la - một nhạc cụ gõ bằng đồng, một đóng góp quan trọng trong văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
2.1. Cấu trúc mã la
Mã la, mả la hay “ma la” là tên của người khác đặt cho một loại nhạc cụ gõ bằng đồng của người Raglai. Có thể vì loại nhạc cụ này thường được sử dụng nhiều trong lễ bỏ mả (bỏ ma) nên được gọi là ma la, sau này gọi trại đi thành mã la? Còn người Raglai gọi mã la là “Char”, là một loại nhạc cụ cồng chiêng không có núm, các dân tộc ở Cao nguyên gọi là chiêng bằng.
Trong vùng đồng bào Raglai sinh sống, hầu như không làng (palei) nào là không có mã la. Làng nhiều nhất (theo số liệu điều tra của Sở Văn hóa thông tin Ninh Thuận) là làng Kamau, xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Làng này có trên 30 bộ mã la.
Mã la được sử dụng theo bộ. Mỗi bộ có ít nhất là 2 chiếc, gọi lã mã la mẹ con (Ina - Ana). Bộ mã la 4 chiếc thì có tên 1 mẹ và 3 con: con trưởng, con giữa, con út. Nhiều vùng có các bộ mã la 7, 9 hoặc 12 chiếc. Những bộ mã la nhiều chiếc thì có nhiều mẹ: mẹ cả, mẹ hai, mẹ ba v.v…ở đây cần phải hiểu không phải mẹ cả, mẹ hai, mẹ ba là vợ cả, vợ lẽ do một ông chồng lấy nhiều vợ. Mẹ cả (Ina mul) ở đây được hiểu là bà tộc trưởng đã có chồng và có con và là người có quyền thế cao nhất. Các mẹ khác là em ruột của mẹ cả nhưng các con phải gọi bằng mẹ. Trong gia đình mẫu hệ truyền thống của người Raglai, bà trưởng tộc, mẹ và con gái út là những người quan trọng nhất. Vì vậy, trong bộ mã la, thường có 3 chiếc mã la có chung tên (mẫu hệ) với thứ bậc khác nhau: Ina mul (mẹ lớn - bà trưởng tộc); Ina Ru wơ (mẹ Ru wơ) và ana Tuluih ( con gái út). Ngoài ra, trong bộ mã la còn có rất nhiều con. Đây cũng là một sự thể hiện của chế độ mẫu hệ Raglai. Khác với bộ cồng chiêng Tây Nguyên, cồng lớn có vai trò giữ nhịp, còn ở bộ mã la Raglai, chiếc mã la mẹ là người cất tiếng đầu tiên của bài nhạc và có vai trò giữ nhịp chính, các mã la con hoà theo. Nếu là bộ mã la nhiều mẹ thì mã la mẹ cả sẽ đảm nhiệm vai trò này.
Mã la là một loại nhạc cụ thiêng do tổ tiên ông bà để lại, người Raglai thường gọi là mã la ông bà. Mỗi lần lấy xuống để sử dụng đều phải làm lễ cúng.
Hầu như làng Raglai nào cũng có nhiều nghệ nhân biết đánh mã la. Do nhu cầu nghi lễ, trong lễ bỏ mả phải có nhiều người biết đánh mã la, vì lễ kéo dài đến 3 ngày đêm nên luôn phải có nghệ nhân thay thế. Luyện tập mã la cũng rất công phu. Nghệ nhân phải thuộc bài bản, phải biết kết hợp giữa tay đánh (mã là đánh bằng gan bàn tay phải khi nắm lại) và bàn tay trái phải điều tiết độ vang, các âm sắc, độ vang, trường độ. Mỗi bài bản mã la đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các mã la, đòi hỏi sự truyền dạy và khổ luyện lâu dài giữa các thế hệ nghệ nhân.
2.2. Hình thức diễn tấu
Mã la thường được dùng trong các lễ hội tiêu biểu của người Raglai như lễ “ăn đầu lúa” và lễ “bỏ mả”. Hiện nay, chúng tôi đã sưu tầm được gần 100 bài bản mã la, mỗi bài đều có tên gọi riêng. Trong đó chỉ có khoảng 5 đến 6 bài nhạc lễ mang tính thiêng dùng trong phần lễ, còn lại chủ yếu dùng trong phần “hội”.
Cách biểu diễn mã la của người Raglai cũng rất độc đáo. Số lượng người biểu diễn phụ thuộc vào số lượng của bộ mã la. Đa số các nghệ nhân sử dụng mã la là đàn ông, nhưng cũng có làng có những đội mã la do phụ nữ sử dụng (ở làng Maty, xã Phước Tân, huyện Bác Ái có đội mã la 12 chiếc do 12 phụ nữ biểu diễn). Tuy nhiên, theo chúng tôi, từ trước đến nay, các nghệ nhân sử dụng mã la là đàn ông, bởi vì mã la có những điệu rất mạnh mẽ, bốc lửa, khi sử dụng phải kèm theo những động tác mạnh mẽ. Đội mã la nữ có thể là mới được hình thành sau này, theo yêu cầu của đạo diễn để tham gia hội diễn văn nghệ quần chúng.
Xưa kia, mã la chỉ được sử dụng theo một bộ chỉ có mã la. Ngày nay, phát triển từ phong trào văn nghệ quần chúng, hoà cùng mã la còn có người thổi khèn bầu (Taraken) và đánh trống đeo (Sagơr) và dàn múa nữ. Sau khi mã la “mẹ” dẫn nhịp đầu, các mã la con hoà theo. Khi cả “gia đình” mã là đều đã lên tiếng và đã ổn định nhịp, các nghệ nhân bắt đầu khom lưng, hướng đầu về phía trước, ôm mã la trước bụng vừa đi ngược chiều kim đồng hồ, vừa múa, dùng phần mềm của gan bàn tay nắm lại gõ vào mặt ngoài của mã la. Tất cả âm sắc, trường độ, cao độ, âm bồi, âm tắc, độ vang đều do bàn tay để ở phần “bụng” (phần bên trong) của mã la điều khiển.
Trong số gần 100 bài mã la, có 3 bài độc đáo. Đó là các bài: Ruwơ, Ru wơ Poriyu Chrao và Atok Pakrup. Chúng tôi đã tiến hành ghi âm, ký âm một số bài bản mã la, do khuôn khổ hạn hẹp của hội thảo, chúng tôi xin báo cáo ở một dịp khác.
Nét độc đáo của các bài bản mã la là nội dung các câu chuyện Raglai được kể bằng âm nhạc không lời. Ví dụ bài mã la “Chip Lugo” kể về một đôi trai gái yêu nhau nhưng không lấy được nhau, lén lút vụng trộm đến với nhau rồi cùng chết đi, biến thành đôi chim Chuông (chim gọi bạn). Bài mã la là những tiếng kêu gọi nhau về đêm giữa hai đầu núi. Hay như bài mã la “Kalak Toah ia” (con ó đi tìm nước) là một câu chuyện cổ tích giữa con gà và con ó.
Có những bài mã la mang tính chất đối đáp, tâm sự giữa hai người. Những điều không nói được bằng lời, người Raglai phải dùng đến âm thanh của một loại nhạc cụ gõ bằng đồng, lúc bổng lúc trầm, lúc thủ thỉ tâm sự, lúc trào lên hừng hực niềm khát vọng. Có những bài mã la mang tính chất tín hiệu thông tin như báo tin trong nhà, trong làng có người chết. Trong lễ bỏ mả không thể thiếu mã la. Mã la đóng vai trò chủ đạo về “thông tin hai chiều” với thế giới thần linh. Sau khi lễ kết thúc, mã la lại thay cho tiếng nói trao đổi giữa các thành viên trong gia tộc, giữa nhà vợ và nhà chồng về việc tổ chức lễ bỏ mả cho người chết như vậy được chưa, hài lòng hay chưa hài lòng, những điềm lành, điềm dữ v.v…và những điều không nói được bằng lời khác.
3. Chiêng (ceng)
Người Raglai cũng có nhạc cụ chiêng. Khác với mã la (không có núm và đánh bằng nắm tay), chiêng là loại nhạc cụ có núm và đánh bằng dùi. Bộ chiêng của người Raglai thường có 3 chiếc theo 3 cấp độ: chiêng đại, chiêng trung và chiêng tiểu. Người Raglai cũng gọi là chiêng mẹ (Ina), Chiêng con (ana) và chiêng con út (Ana tuluih. Bộ chiêng Raglai thường được sử dụng trong một dàn nhạc với khèn bầu và trống.
4. Kết luận
Bài viết nhỏ này muốn giới thiệu một loại nhạc cụ cồng chiêng của tộc người có số dân khá đông là người Raglai (trên 90 nghìn người - số liệu năm 1999) và có một nền văn hóa cổ truyền phong phú. Mã la của người Raglai có thể chưa được đặt vào thể loại nhạc cụ chính, hoặc chưa được coi là quan trọng trong hồ sơ văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, nhưng chúng tôi cho rằng: mã la là một loại nhạc cụ gõ bằng đồng độc đáo của một trong những dân tộc Tây Nguyên đã tồn tại hàng bao đời nay, phải được đặt nằm chung trong sắc màu văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, cần được nghiên cứu, sưu tầm nghiêm túc để bổ sung vào hồ sơ về văn hóa cồng chiêng ở Việt Nam.
Thứ Hai, 14 tháng 1, 2008
Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2008
Lễ cưới của người Chăm Bàlamôn (tiếp theo)
http://www.vanhoanghethuat.org.vn/2003.07/phquocanh.htm
NGHI LỄ CƯỚI TRUYỀN THỐNG
CỦA NGƯỜI CHĂM BÀLAMÔN
(TIẾP THEO SỐ 6-2003)
PHAN QUỐC ANH*
1.5. Các nghi lễ trong ngày cưới (Bơng padih hay Bơng mư nhum)
- Lễ cúng trình tổ tiên (khan prok)
Bên nhà gái, ông nưmư làm một lễ cúng thần linh và tổ tiên. Mâm lễ vật gồm một khay trầu cau, một chiếc cổ bồng, trên đó có một nải chuối để úp, một khay lửa trầm hương, một lọ dầu dừa, một chung rượu, một chiếc ống nhổ, một bộ bình trà, một gạt tàn thuốc lá, trên đó để hai điếu thuốc đã được đốt lên. Tất cả lễ vật được để trên một chiếc chiếu tục Chăm (chiêu pang). Phía bên trái để hai chiếc chiếu, hai chiếc gối. Khay trầu cau (cabar) của người Chăm được đan bằng mây, hình tròn, đường kính khoảng 25cm - 30cm, chiều cao khoảng 15 cm, phía trên có một chiếc đĩa để trầu cau, rượu, trên đó có 5 miếng trầu đã têm (trầu têm dẹt), vôi có nhuộm phẩm màu hồng, thuốc lá sợi để ăn với trầu cau, 5 ngọn nến bằng sáp ong. Trong lòng khay có một chiếc hộp nhôm hình trụ, trong hộp có 5 lá trầu, 5 miếng cau chưa têm, vôi và thuốc lá sợi. Cũng như trong các nghi lễ khác của người Chăm Bàlamôn (trừ nghi lễ tang ma), các mâm lễ và lễ vật bao giờ cũng thể hiện con số 5. Trong khi ở những lễ thức này, người theo Bàni lại thể hiện toàn con số 3. Các vị chức sắc giải thích rằng con số 5 thuộc dương (Bàlamôn thuộc dương). Con số 3 là con số âm (Bàni thuộc âm). Ngoài ra, con số 5 là con số thuộc cõi sống (dương gian) theo quan niệm người Chăm Bàlamôn. Tuy nhiên, cũng có những vị trí thức Chăm cho rằng con số 5 ít nhiều chịu ảnh hưởng lý thuyết ngũ hành. Cũng có thể con số 5 của người Chăm có chịu ảnh hưởng thuyết ngũ phương của các tộc người Đông Nam Á.
Ông nưmư đốt 5 ngọn nến gắn lên các khay lễ vật, vừa khấn thần linh vừa rót rượu mời. Bà nưmư dẫn cô dâu ngồi trước mâm lễ cúng và làm phép chải đầu, xức dầu thơm, yểm bùa lên tóc cô dâu. Sau khi khấn, ông nưmư cầm chiếu gối xông lên khói trầm hương, đọc lời khấn và mang vào phòng the để làm nghi thức trải chiếu, gối. Sở dĩ phải xông chiếu, gối là để tẩy uế và báo cho thần linh biết việc thành hôn của hai người. Ông bà nưmư vào phòng the làm thủ tục trải chiếu, đặt gối cho cô dâu chú rể. Ông vừa khấn vừa vẽ bùa lên đầu, giữa và chân các chiếc chiếu, sau đó trải hai chiếc chiếu chồng lên nhau. Chiếc chiếu trên cùng ông trải ngược (mặt trái lên trên). Những bùa phép và chiếc chiếu trải ngược nhằm ngăn cấm cô dâu chú rể không được “chăn gối” trong 3 ngày cưới. Sau 3 ngày, bùa phép sẽ được gỡ ra, chiếu được trải đúng chiều, khi đó cô dâu chú rể mới chính thức là vợ chồng.
Bà nưmư và cô dâu ngồi lại phòng the để hồi hộp chờ ông nưmư đi đón chú rể về. Cô dâu ngồi trên chiếc chiếu đã trải, bà nưmư ngồi cạnh nhưng không được ngồi lên chiếc chiếu đó. Sau khi làm lễ trải chiếu, đặt gối, ông nưmư lại ra gian nhà ngoài tiếp tục cúng trình tổ tiên. Cúng xong, ông dỡ mâm cúng đưa vào phòng the để chuẩn bị đón chú rể vào làm lễ thức cúng nhập phòng the.
- Lễ đưa, đón rể (Bah rauk mưtơw)
Vào buổi sáng thứ tư, đến đầu giờ buổi chiều, thường là sau 13 giờ (phải là giờ thuộc âm - buổi chiều), nhà trai tổ chức đưa chú rể sang nhà gái. Đoàn đi gồm ông mai và các cặp vợ chồng trong họ (số lượng đoàn đi đã được bàn bạc thống nhất). Ngoài ra, trong gia đình cử một người xách va ly hành trang của chú rể về nhà vợ.
Đến nay, người Chăm vẫn giữ được tục cha mẹ cô dâu chú rể phải đi trốn, lánh mặt không xuất hiện trong các lễ thức đưa đón chú rể và lễ nhập phòng the. Chỉ đến khi những lễ thức đã xong, cha mẹ hai bên mới xuất hiện để mời mọi người ăn tiệc. Đây là một hiện tượng hiếm thấy ở các dân tộc khác. Khi hỏi một số người già Chăm, họ giải thích như sau: Tuy cha mẹ là người có công sinh thành, nuôi dưỡng cô dâu nhưng khi lớn lên là con của họ hàng. Người Chăm có câu: “Toh tet nưh a me thong mư; Tăn prong nưh kâu pa chan” có nghĩa là“Lúc còn nhỏ là con của cha mẹ, lớn lên là con của họ hàng”. Vì vậy, khi cưới, cha mẹ giao hết con cái mình cho ông bà nưmư và bà con họ hàng. Khi rước rể về, cha mẹ hai bên đi trốn, lánh mặt là để chú rể và cô dâu làm quen bà con trong tộc họ hai bên trước, vì họ hàng là lớn nhất và trước hết. Chỉ sau lễ nhập phòng the, cha mẹ mới xuất hiện. Họ hàng đối với người Chăm là rất quan trọng. Sau khi cưới, cô dâu chú rể phải đi thăm hết bà con họ hàng. Nếu ra đường gặp người trong họ mà không biết, không chào hỏi đúng ngôi thứ sẽ bị chê cười. Thậm chí, lỡ có xung đột, cô dâu chú rể cũng phải nhịn, phải “chịu thua” thì mới tỏ lòng tôn kính những người trong tộc họ.
Trước khi đi đón chú rể, ông nưmư nhà gái làm lễ khấn các thần linh, khấn báo tổ tiên và bưng khay trầu rượu đi ra cổng, đến nơi hẹn ở giữa đường để đón chú rể. Khi đoàn nhà trai đến, mọi người trải chiếu, bày các mâm lễ vật gồm trầu cau, nước trà, rượu và ngồi đối diện, chào hỏi, nói chuyện vui vẻ để chờ đến giờ tiếp tục lên đường, sao cho khi đến cổng nhà gái nhằm vào giờ tốt.
Nhà gái trải chiếu từ cổng vào đến nhà làm lễ để đón đoàn nhà trai. Ở cổng nhà gái để một chậu nước lớn, một người đứng múc nước dội vào chân từng người trong họ nhà trai trước khi vào làm lễ. Trong gian khách nhà gái, người ta trải 3 chiếc chiếu thành 3 hàng dọc, ở giữa phía trong là mâm lễ có khay trầu cau, rượu, nến sáp, 2 nải chuối. Hai bên có để hai chiếc gối để cho hai ông nưmư tựa lưng. Ông nưmư nhà trai dẫn chú rể vào, ngồi ở phía nam, ông nưmư nhà gái ngồi ở hướng bắc. Sau khi đã ngồi xuống, hai ông nưmư làm thủ tục khấn vái trước mâm lễ vật. Sau đó, ông nưmư nhà trai dắt tay chú rể đi thẳng vào phòng the.
- Lễ nhập phòng the (Chao tagin on nưmư - trao tay ông nưmư)
The phòng là một gian nhà được trang trí phía trong của nhà tục trong khuôn viên nhà gái (sang yơ). Trong phòng the, người ta trải hai chiếc chiếu chồng lên nhau đã được yểm bùa chú. Chính giữa phòng người ta bày một khay trầu hình trụ, cái ống nhổ, một chén nước bằng đồng. Một ngọn nến sáp được đốt lên, đính vào khay trầu.
Bà nưmư sửa soạn cho nàng dâu, ông nưmư xức dầu thơm cho cô dâu và xung quanh phòng, vừa xức dầu vừa đọc thần chú. Khi bên đàng trai đến, cô dâu đã được trang điểm và hồi hộp đợi giây phút đón chàng rể.
Trong lúc mọi người tập trung ở phòng khách, ông nưmư nhà trai dùng tay phải (dương) cầm tay chú rể đi đến thẳng the phòng cô dâu để trao cho ông nưmư nhà gái nhưng không được bước chân vào phòng the. Ông nưmư nhà gái đón nhận tay chàng rể bằng tay trái (âm) từ tay ông nưmư đàng trai và dắt vào phòng the. Sau đó ông nưmư dẫn chú rể ngồi đối diện với cô dâu. Ông nưmư nhà trai ngồi phía đông, ông nưmư nhà gái ngồi đối diện. Tiếp theo là nghi thức trải chiếu. Hai ông nưmư đứng dậy đổi chỗ cho nhau và cùng cầm đầu chiếc chiếu trên cùng đập lên đập xuống ba lần, miệng đọc thần chú trải chiếu, khấn vái thần linh và trải chiếu sao cho thật phẳng. Theo các cụ già Chăm, nếu chiếu trải một lần mà không phẳng, không ngay ngắn thì không tốt. Chiếu tân hôn được trải theo chiều bắc - nam, đầu quay hướng bắc. Sau khi làm thủ tục trải chiếu, hai ông nưmư kê hai chiếc gối đầu giường phía bắc, vừa kê vừa đọc bùa chú kê gối. Những lời khấn và bùa chú của ông nưmư nhằm mục đích trấn yểm, trừ tà ma và loại trừ những bùa ngải, ma thuật làm hại có thể do những kẻ xấu ghen ghét đã yểm trước đó, đồng thời yểm bùa để cấm cô dâu chú rể không được “ăn nằm” với nhau trong 3 ngày cưới.
Tiếp theo là nghi thức cúng mâm tơ hồng. Mâm lễ vật đã được chuẩn bị sẵn. Ông nưmư thắp 2 ngọn nến, rót rượu khấn vái mời các vị thần trời, thần mẹ xứ sở, thần tổ tiên, thần làng, thần thổ địa về chứng giám cho lễ thành hôn. Bài khấn có nội dung như sau:
“Xin mời tất cả các vị thần linh yang Ppo, yang Amư, yang Ppo Inư Nư gar, Ppo Păn…ngự trị chốn thần linh, ngày lành tháng tốt về đây, với bát nước xúc miệng chà răng và hưởng thảo các lễ vật và cầu xin các ngài đứng xe duyên kết tóc cho đôi trẻ là… (gọi họ tên cô dâu chú rể) thành đôi vợ chồng trăm năm hạnh phúc, làm ăn phát tài, giàu sang phú quí, con đàn cháu đống, gặp nhiều may mắn, tận hưởng hạnh phúc…”.
Ông nưmư bỏ một ít trầm vào chén than và đọc thần chú xông trầm. Cô dâu chú rể đưa hai bàn tay xông lên khói trầm hương. Trong khi đó, ông nưmư đọc lời cầu nguyện sức khoẻ, hạnh phúc, mau mắn có con, làm ăn thịnh vượng cho đôi vợ chồng trẻ.
Cô dâu chọn lấy một lá trầu to nhất, đẹp nhất xé làm đôi, têm với cau, vôi và đưa cho chú rể. Chú rể chọn lấy một quả cau bổ làm đôi đưa cho cô dâu. Ông nưmư giải thích đây là biểu tượng phồn thực trong nghi lễ đám cưới. Lá trầu cô dâu đưa cho chú rể là biểu tượng âm, quả cau chú rể đưa cho cô dâu là biểu tượng dương. Ông nưmư đọc lời cầu khấn, cô dâu chú rể ăn trầu, cùng thưởng thức vị cay nồng của hạnh phúc lứa đôi. Trước khi ra khỏi phòng, ông nưmư bỏ xuống dưới mỗi chiếc gối một miếng trầu têm để yểm bùa.
Tiếp đến là thủ tục chú rể trao nhẫn mư ta(4) cho cô dâu trước sự chứng kiến của ông bà nưmư. Sau khi ông nưmư làm thủ tục nhập phòng và thủ tục ăn trầu, chú rể cởi áo ngoài đưa cho cô dâu, cô dâu nhận áo khoác ngoài của chú rể vắt lên đầu chiếu với ý tứ là từ đây, chú rể đã trao thân gửi phận cho cô dâu, chính thức trở thành thành viên của gia đình nhà gái và cùng cô dâu đi ra ngoài trình diện họ hàng hai bên. Thủ tục nhập phòng the đã xong. Hai ông nưmư ra phòng cưới ngồi ở hai bên chiếu, ở giữa vẫn là mâm lễ vật. Chú rể bưng khay trầu cau đi ra phòng cưới dâng lên cho hai ông nưmư.
Sau đó, ông nưmư dắt tay cô dâu, chú rể ra phòng khách chào và trình diện hai họ, giới thiệu cho cô dâu, chú rể những người thân tộc trong họ hai bên. Ông nưmư căn dặn cô dâu chú rể về bổn phận của mình. Lúc này, cha mẹ cô dâu mới xuất hiện, cùng với cô dâu chú rể đi chúc rượu. Họ đi đến từng mâm, rót rượu và mời khách dự cưới. Lúc này, khách mời mới bắt đầu ăn cơm, uống rượu.
Cô dâu chú rể trở lại phòng the. Ở đây người ta đã dọn sẵn mâm cơm cho cô dâu chú rể. Hai người ngồi đối diện nhau, vừa ăn vừa tâm sự, nói chuyện. Sau đó, từng cặp vợ chồng và những người thân vào phòng the để trao tặng phẩm, quà cưới cho đôi tân hôn. Cô dâu, chú rể rót rượu mời từng người và nhận tặng phẩm. Trong ngày cưới, bên họ nhà trai không trao quà, tặng phẩm cho cô dâu chú rể mà sẽ trao vào ngày lễ “trả khăn áo” (lễ lại mặt).
Sau khi tiễn khách ra về. Cô dâu chú rể quay lại phòng the. Lúc này trong phòng chỉ có hai người ăn uống, trò chuyện với nhau thì thầm. Các mâm lễ vật, chiếu trải, gối kê đã được yểm bùa vẫn nguyên vị trí cũ. Hai người phải ở nguyên vị trí của mình. Chỗ ai nấy nằm, gối ai nấy kê, ở giữa là chiếc cổ bồng kê mâm lễ vật ngăn cách hai người. Cô dâu chú rể đã được ông nưmư căn dặn kỹ lưỡng là được làm gì? Không được làm gì? 3 đêm dài đẵng đẵng như ba thế kỷ, hai người được ở bên nhau nhưng phải “thụ thụ bất thân”, chỉ được trò chuyện, ngắm nhìn nhau trong khao khát cháy bỏng… Có thể, trong thời gian thiêng, không gian thiêng ấy, họ cảm thấy yêu nhau mãnh liệt và cần nhau đến mức nào.
Việc kiêng ba ngày đêm đầu tiên không ăn nằm với nhau là một phong tục đã có từ lâu đời của người Chăm và họ coi là một nét đẹp trong phong tục tập quán. Các cụ già Chăm giải thích rằng, sở dĩ có 3 đêm cấm động phòng đó là vì, ngày xưa, quyết định hôn nhân là do cha mẹ hai bên sắp đặt, nhiều đôi trai gái chưa quen biết nhau, còn lạ lẫm, mắc cỡ, thậm chí sợ sệt khi lần đầu tiếp xúc với “chuyện ấy”. 3 đêm vừa để hai người từ lạ lẫm làm quen nhau, tìm hiểu nhau. Ở một khía cạnh khác, các cụ giải thích rằng, 3 ngày cưới là 3 ngày rất bận rộn và mệt nhọc của cô dâu chú rể vì phải trải qua nhiều lễ thức. Sau 3 đêm, khi nghi lễ cưới đã xong xuôi, khách và họ hàng gần xa đã về hết, cô dâu chú rể mới thảnh thơi tận hưởng đêm tân hôn.
Từ tối thứ tư đến thứ bảy, ba đêm dài đến mấy rồi cũng phải qua đi. Đến tối thứ bảy, ông nưmư và bà mối mới đến làm lễ động phòng cho cô dâu chú rể. Mâm lễ gồm 4 miếng trầu têm, 4 ly rượu. Sau khi khấn vái, ông nưmư gỡ bùa phép đã yểm khắp trên đầu tóc cô dâu chú rể, trên gối, trên vách, rồi ông trải lại chiếu trên cùng cho đúng chiều và mọi người uống một ly rượu mừng hạnh phúc cho cô dâu chú rể. Ông nưmư ghé tai chú rể, bà nưmư ghé tai cô dâu dặn dò kỹ lưỡng về những chuyện thầm kín đêm động phòng. Cô dâu chú rể vừa nín thở nghe căn dặn, vừa hồi hộp chờ đợi giây phút thiêng liêng, hạnh phúc ân ái đầu tiên. Bà nưmư cũng không quên gắn lại chiếc kim trâm cài lên búi tóc cô dâu và dặn cô dâu biết cách xử lý khi chú rể bị “sự cố”. Dặn dò xong, ông bà nưmư đi ra, trả lại thế giới thiêng cho đôi uyên ương.
- Lễ trả khăn áo (Talơh khăn ao) hay còn gọi là lễ lại mặt, lễ xã y hay lễ trình diện tông môn.
Trong 3 ngày cưới, chú rể không được quay lại nhà cha mẹ đẻ. Nếu nhớ nhà chạy về cũng bị khoá cổng không cho vào và bị đuổi về lại nhà gái. Sau 3 ngày, bên nhà gái sửa soạn lễ vật gồm bánh trái, trầu cau, bánh sakaya, bánh tét, chuối, rượu, bánh ngọt xếp vào một cái chiết trầu cau để đi làm lễ trả khăn áo. Ngoài ra còn có một chiết khăn áo để khăn áo cưới của chú rể (chiếc khăn và chiếc áo truyền thống trong đám cưới, chú rể cởi ra trao cho cô dâu trong phòng the ba ngày trước) nên gọi là lễ “trả khăn áo”. Xét về ý nghĩa, có thể coi lễ này như “lễ lại mặt” của người Việt. Đoàn đi gồm cha mẹ, bà con thân tộc gần gũi cùng đôi vợ chồng mới cưới. Nhà trai ra đón đoàn nhà gái rất trịnh trọng và nhà gái cũng rất trân trọng với nhà trai vì, sự ra đi của người con trai Chăm là một mất mát lớn cho gia đình, mất đi một lao động trụ cột. Nhà trai tổ chức một bữa cơm thân mật tiếp đón nhà gái và nhân dịp này, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị trao tặng phẩm như vải lụa, đồ trang sức bằng vàng, bạc và một số đồ dùng thiết yếu cho chú rể. Nhiều gia đình khá giả còn cho chàng trai trâu hoặc bò mang tính chất của hồi môn. Từ đây, chàng trai thật sự chia tay với cha mẹ đẻ, với bà con thân tộc của mình để mãi mãi đi làm rể bên nhà vợ. Chỉ đến khi chết, sau khi hoả táng, 9 miếng xương trán của chàng mới được đem về nhập “kút” bên dòng họ mẹ.
Theo luật tục Chăm, lễ cưới đến đây đã hoàn tất. Hai vợ chồng coi như đã được hợp thức hoá trong xã hội Chăm và có quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ sống với nhau suốt đời. Sau giải phóng, chấp hành luật hôn nhân và gia đình, các đôi vợ chồng phải đến chính quyền địa phương đăng ký kết hôn. Nhưng việc chấp hành điều luật này chưa nhiều. Nếu có ly dị thì chủ yếu là do thoả thuận giữa hai bên và theo luật tục Chăm, người con trai phải ra đi với hai bàn tay trắng.
Trước đây cũng có trường hợp cô dâu chú rể về lại nhà trai sống cho đến khi có con, hai vợ chồng mới về lại nhà vợ, giống như tục “gửi rể” của người Việt, người Chăm gọi là tục “ở dâu”.
Trường hợp vì không đủ điều kiện quy định để làm lễ cưới theo đúng phong tục, người Chăm có tục “cưới lén”.
2. Tục cưới “lén” (Khing klaik mưnưk)
Ở vùng đồng bào Chăm Bàlamôn Ninh Thuận hiện nay vẫn có tục cưới “lén”. Cưới “lén” là những đám cưới tuy cũng phải làm đủ thủ tục cúng thần linh nhưng không tổ chức quy mô, không mời khách ngoài gia đình, tộc họ. Cưới “lén” phải tổ chức vì những lý do “bất khả kháng”, buộc phải làm đám cưới, dành cho những trường hợp: “Chiết a tâu” của gia đình trong năm đã bị hạ xuống bởi những lý do như: Một trong hai bên gia đình có tang; một trong hai gia đình có làm lễ múa lớn (Rija pruang); một trong hai dòng tộc có làm lễ nhập kút; cô dâu đã có thai, hoặc đã có dư luận về sự đi lại, ăn nằm của đôi trai gái. Ngoài ra, còn có những trường hợp vì gia đình quá nghèo, không có đủ điều kiện làm lễ cưới, đôi trai gái chỉ phải thực hiện những nghi thức cơ bản theo phong tục, không tổ chức ăn uống linh đình.
3. Nhận xét bước đầu qua khảo sát nghi lễ cưới của người Chăm Bàlamôn
Trong các nghi lễ đời người của người Chăm Bàlamôn, nghi lễ cưới chiếm một vị trí quan trọng. Những quy định, phong tục về lễ cưới truyền thống của người Chăm còn được lưu giữ trong những thư tịch cổ ở các gia đình, dòng họ, đặc biệt là ở các ông thầy nưmư chuyên đi làm lễ cưới. Có thể thấy ở nghi lễ cưới truyền thống Chăm chứa đựng nhiều giá trị văn hoá. Về mặt khoa học, các lễ thức cưới là sự hỗn dung của các lớp văn hoá: lớp văn hoá bản địa với những yếu tố của văn hoá nông nghiệp lúa nước, yếu tố mẫu hệ, lớp văn hoá tôn giáo với lễ thức 3 đêm cấm động phòng (tàn dư của Bàlamôn giáo). Nghi lễ cưới xin của người Chăm Bàlamôn chứa đựng nhiều giá trị xã hội. Có lẽ, ít có dân tộc nào có tục lệ cha mẹ đẻ phải tránh mặt trong lễ cưới với lý do là con mình trước hết là con của bà con họ hàng, phải giới thiệu cô dâu chú rể với bà con họ hàng trước và cô dâu chú rể phải nhanh chóng nhớ tên, tuổi, bậc quan hệ họ hàng, nhất là phía bên nhà gái. Chủ lễ cưới được gọi là cha mẹ đỡ đầu (nưmư) và mọi công việc trong lễ cưới do ông bà nưmư đảm trách, từ việc cúng bái, đưa đón rể, trang điểm cho cô dâu chú rể, chuẩn bị the phòng và là người đỡ đầu cho đôi bạn trẻ đang bỡ ngỡ bước vào cuộc sống gia đình. Nghi lễ cưới cũng làm cho sự gắn kết dòng họ trong cộng đồng người Chăm Bàlamôn thêm chặt chẽ. Đây là một giá trị cần bảo tồn và phát huy.
Chế độ ngoại hôn dòng họ, hôn nhân đồng dân tộc, đồng tôn giáo đã cố kết cộng đồng người Chăm lại với nhau thành một khối chặt chẽ cả về huyết thống lẫn văn hoá.
Giá trị đạo đức, nhân văn thể hiện ở sự thuỷ chung, tình nghĩa vợ chồng của người Chăm Bàlamôn từ lúc còn sống cho đến sau khi chết đã được nâng lên thành tín ngưỡng, chứa đựng màu sắc tâm linh sâu sắc. Xưa kia, nếu chồng chết, vợ phải lên giàn hoả thiêu cùng chết theo chồng. Giáo lý Bàlamôn xưa mang tính man dã hơn là biểu hiện của lòng chung thuỷ. Vì vậy, đã từ rất lâu, nghi thức này không còn tồn tại trong người Chăm. Cho đến hôm nay, người con trai khi kết hôn theo vợ về cư trú bên nhà vợ, đến khi chết, bên dòng tộc nhà vợ lo làm lễ hoả táng, lấy 9 mảnh xương trán đựng vào hộp (klong) chờ ngày trở về quê mẹ làm lễ nhập kút (lễ chôn 9 mảnh xương xuống dưới những tảng đá kut để thờ phụng). Nếu người vợ còn sống thì trong ngày lễ nhập kút bên nhà chồng, người vợ sẽ làm một chiếc kiệu hoa để kiệu xương chồng về nhà mẹ chồng. Nếu người vợ cũng đã chết thì người ta đặt cả hai hộp xương vợ và chồng lên kiệu để cho vợ tiễn chồng “xương tiễn đưa xương” và sau khi nhập kút cho chồng xong, người ta lại đưa xương người vợ về lại quê vợ để nhập kút vào dòng họ mẹ “xương vĩnh biệt xương”. Nếu người vợ còn sống, theo luật tục hôn nhân và gia đình Chăm, phải 15 năm sau khi đã tiễn biệt chồng, mới được tái giá.
Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị văn hoá, nghi lễ cưới xin của người Chăm Bàlamôn cũng còn những yếu tố lạc hậu. Những đặc điểm của chế độ mẫu hệ, những quy tắc về hôn nhân đồng tôn giáo, đồng dân tộc, bên cạnh những mặt tích cực là cơ bản, là một trong những rường cột để bảo lưu sắc thái văn hoá Chăm, cũng có những mặt hạn chế của nó. Như đã nêu trên, những đặc điểm của chế độ mẫu hệ chi phối toàn bộ xã hội Chăm, thậm chí chi phối cả những giáo lý tôn giáo của cả Bàlamôn lẫn Bàni. Người Chăm có câu: Kamei thauk tapung đung bai, Li kei ngap kajang lang chiew, có nghĩa là: Đàn bà cơm nước nồi xoong, đàn ông làm rạp trải chiếu. Trong gia đình mẫu hệ, người đàn ông luôn cảm thấy mình bị phụ thuộc theo quan niệm urang parat (người ngoài). Ngược lại, người phụ nữ Chăm, tuy đóng vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội Chăm, nhưng suốt cuộc đời chỉ quanh quẩn trong khuôn viên nhà mình, không được học hành, ít được tham gia công tác xã hội. Người Chăm có câu: “Likei dơng di mưthuh, kamei dơng di mưnưk” có nghĩa là: Phận của đàn ông là chiến đấu, phận của đàn bà là sinh nở. Như vậy, chúng ta thấy, dù trong chế độ mẫu hệ, người phụ nữ Chăm không có quyền tự do kết hôn với người khác tôn giáo, khác dân tộc, cũng không được khuyến khích học hành nâng cao trình độ và tham gia công tác xã hội. Hơn nữa, các gia đình Chăm đa số rất đông con, trung bình cũng phải 6 đến 7 con, có gia đình trên 10 con, là một gánh nặng cho phụ nữ Chăm. Mặc dù chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình ở vùng đồng bào Chăm đã được triển khai nhiều năm nay nhưng vẫn tiến triển chậm. Đây cũng là một vấn đề cần nghiên cứu giải quyết trong giai đoạn Đảng và Nhà nước ta đang có thực hiện chính sách “vì sự tiến bộ của phụ nữ”.
Những đặc điểm của chế độ mẫu hệ, những quy tắc hôn nhân trên làm cho người Chăm tự khép kín mình trong khuôn viên các palei Chăm, một mặt như chiếc vành đai (như luỹ tre làng của cư dân Việt ở Bắc Bộ) có chức năng bảo tồn văn hoá, một mặt là sự bảo thủ, trì trệ, kìm hãm sự giao lưu phát triển các mặt kinh tế xã hội Chăm. Thanh niên Chăm từ xa xưa đã luôn đấu tranh chống lại những quy định về hôn nhân đồng dân tộc, hôn nhân đồng tôn giáo và đã có nhiều bi kịch xảy ra, trở thành những áng văn hoá dân gian Chăm có giá trị như trường ca Cam - Bini; Bini - Cam và nhiều câu ca dao, bài hát dân ca bi ai, sầu thảm khác nói về những chuyện tình của những người khác tôn giáo.
Trong các nghi lễ vòng đời của người Chăm Bàlamôn, với quan niệm cõi sống là cõi tạm, cõi chết mới là cõi vĩnh hằng (sống gửi, thác về), nên người Chăm không coi trọng lắm những nghi lễ khi con người còn sống. Vì vậy, nghi lễ cưới cũng đang trong thời kỳ biến đổi nhanh chóng. Những năm gần đây, những phong tục đẹp như trang phục truyền thống của cô dâu chú rể đang bị lãng quên, thay vào đó là trang phục hiện đại như com lê, cà vạt, áo cưới thời trang, âm nhạc, khiêu vũ hiện đại. Phong tục cha mẹ phải đi trốn trong các lễ thức cưới cũng đang bị mai một dần. Đặc biệt, lễ thức 3 ngày đêm lễ cưới cấm động phòng ngày càng ít có đám cưới thực hiện, thậm chí hiện tượng “ăn cơm trước kẻng” ngày càng phổ biến.
Với những nhận xét bước đầu trên đây, nghi lễ cưới của người Chăm Bàlamôn cần có sự nghiên cứu chuyên biệt nhằm bảo lưu, gìn giữ và phát huy. Bởi vì, cùng với nghi lễ tang ma, nghi lễ cưới là nơi thể hiện cơ bản nhất sắc thái văn hoá dân tộc Chăm, là môi trường tốt để bảo lưu, đồng thời cũng là môi trường dễ bị mai một vốn văn hoá truyền thống Chăm./.
P.Q.A
_______________
1. “Chiết a tâu” là một chiếc giỏ hình vuông được đan bằng tre, dùng để đựng y trang trong việc thờ cúng của hay tộc họ. Đây là một vật tổ thiêng để thờ cúng tổ tiên của người Chăm, muốn hạ “chiết a tâu” phải làm lễ cúng và có những điều kiện nhất định.
2. Trong bài viết này chúng tôi sử dụng phiên âm tiếng Chăm theo cuốn Từ điển Chăm - Việt do Bùi Khánh Thế chủ biên, Nxb KHXH, Hà Nội, 1996.
3. Tư liệu lời chúc và lời khấn trong lễ cưới do ông Quảng Văn Đại, 65 tuổi ở thôn Chắt Thường, xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận dịch từ văn bản chữ Chăm cổ.
4. Đây là chiếc nhẫn người Chăm cho rằng có nguồn gốc Ấn Độ, nhẫn có chạm hình một con mắt, người Chăm gọi là Kara mưta.
--------------------------------------------------------------------------------
* NCS tại Viện Nghiên cứu Văn hoá nghệ thuật.
Bản quyền Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật 1973 - 2004
Các website khác khi trích dẫn tài liệu ở đây phải ghi rõ xuất xứ là www.vanhoanghethuat.org.vn
NGHI LỄ CƯỚI TRUYỀN THỐNG
CỦA NGƯỜI CHĂM BÀLAMÔN
(TIẾP THEO SỐ 6-2003)
PHAN QUỐC ANH*
1.5. Các nghi lễ trong ngày cưới (Bơng padih hay Bơng mư nhum)
- Lễ cúng trình tổ tiên (khan prok)
Bên nhà gái, ông nưmư làm một lễ cúng thần linh và tổ tiên. Mâm lễ vật gồm một khay trầu cau, một chiếc cổ bồng, trên đó có một nải chuối để úp, một khay lửa trầm hương, một lọ dầu dừa, một chung rượu, một chiếc ống nhổ, một bộ bình trà, một gạt tàn thuốc lá, trên đó để hai điếu thuốc đã được đốt lên. Tất cả lễ vật được để trên một chiếc chiếu tục Chăm (chiêu pang). Phía bên trái để hai chiếc chiếu, hai chiếc gối. Khay trầu cau (cabar) của người Chăm được đan bằng mây, hình tròn, đường kính khoảng 25cm - 30cm, chiều cao khoảng 15 cm, phía trên có một chiếc đĩa để trầu cau, rượu, trên đó có 5 miếng trầu đã têm (trầu têm dẹt), vôi có nhuộm phẩm màu hồng, thuốc lá sợi để ăn với trầu cau, 5 ngọn nến bằng sáp ong. Trong lòng khay có một chiếc hộp nhôm hình trụ, trong hộp có 5 lá trầu, 5 miếng cau chưa têm, vôi và thuốc lá sợi. Cũng như trong các nghi lễ khác của người Chăm Bàlamôn (trừ nghi lễ tang ma), các mâm lễ và lễ vật bao giờ cũng thể hiện con số 5. Trong khi ở những lễ thức này, người theo Bàni lại thể hiện toàn con số 3. Các vị chức sắc giải thích rằng con số 5 thuộc dương (Bàlamôn thuộc dương). Con số 3 là con số âm (Bàni thuộc âm). Ngoài ra, con số 5 là con số thuộc cõi sống (dương gian) theo quan niệm người Chăm Bàlamôn. Tuy nhiên, cũng có những vị trí thức Chăm cho rằng con số 5 ít nhiều chịu ảnh hưởng lý thuyết ngũ hành. Cũng có thể con số 5 của người Chăm có chịu ảnh hưởng thuyết ngũ phương của các tộc người Đông Nam Á.
Ông nưmư đốt 5 ngọn nến gắn lên các khay lễ vật, vừa khấn thần linh vừa rót rượu mời. Bà nưmư dẫn cô dâu ngồi trước mâm lễ cúng và làm phép chải đầu, xức dầu thơm, yểm bùa lên tóc cô dâu. Sau khi khấn, ông nưmư cầm chiếu gối xông lên khói trầm hương, đọc lời khấn và mang vào phòng the để làm nghi thức trải chiếu, gối. Sở dĩ phải xông chiếu, gối là để tẩy uế và báo cho thần linh biết việc thành hôn của hai người. Ông bà nưmư vào phòng the làm thủ tục trải chiếu, đặt gối cho cô dâu chú rể. Ông vừa khấn vừa vẽ bùa lên đầu, giữa và chân các chiếc chiếu, sau đó trải hai chiếc chiếu chồng lên nhau. Chiếc chiếu trên cùng ông trải ngược (mặt trái lên trên). Những bùa phép và chiếc chiếu trải ngược nhằm ngăn cấm cô dâu chú rể không được “chăn gối” trong 3 ngày cưới. Sau 3 ngày, bùa phép sẽ được gỡ ra, chiếu được trải đúng chiều, khi đó cô dâu chú rể mới chính thức là vợ chồng.
Bà nưmư và cô dâu ngồi lại phòng the để hồi hộp chờ ông nưmư đi đón chú rể về. Cô dâu ngồi trên chiếc chiếu đã trải, bà nưmư ngồi cạnh nhưng không được ngồi lên chiếc chiếu đó. Sau khi làm lễ trải chiếu, đặt gối, ông nưmư lại ra gian nhà ngoài tiếp tục cúng trình tổ tiên. Cúng xong, ông dỡ mâm cúng đưa vào phòng the để chuẩn bị đón chú rể vào làm lễ thức cúng nhập phòng the.
- Lễ đưa, đón rể (Bah rauk mưtơw)
Vào buổi sáng thứ tư, đến đầu giờ buổi chiều, thường là sau 13 giờ (phải là giờ thuộc âm - buổi chiều), nhà trai tổ chức đưa chú rể sang nhà gái. Đoàn đi gồm ông mai và các cặp vợ chồng trong họ (số lượng đoàn đi đã được bàn bạc thống nhất). Ngoài ra, trong gia đình cử một người xách va ly hành trang của chú rể về nhà vợ.
Đến nay, người Chăm vẫn giữ được tục cha mẹ cô dâu chú rể phải đi trốn, lánh mặt không xuất hiện trong các lễ thức đưa đón chú rể và lễ nhập phòng the. Chỉ đến khi những lễ thức đã xong, cha mẹ hai bên mới xuất hiện để mời mọi người ăn tiệc. Đây là một hiện tượng hiếm thấy ở các dân tộc khác. Khi hỏi một số người già Chăm, họ giải thích như sau: Tuy cha mẹ là người có công sinh thành, nuôi dưỡng cô dâu nhưng khi lớn lên là con của họ hàng. Người Chăm có câu: “Toh tet nưh a me thong mư; Tăn prong nưh kâu pa chan” có nghĩa là“Lúc còn nhỏ là con của cha mẹ, lớn lên là con của họ hàng”. Vì vậy, khi cưới, cha mẹ giao hết con cái mình cho ông bà nưmư và bà con họ hàng. Khi rước rể về, cha mẹ hai bên đi trốn, lánh mặt là để chú rể và cô dâu làm quen bà con trong tộc họ hai bên trước, vì họ hàng là lớn nhất và trước hết. Chỉ sau lễ nhập phòng the, cha mẹ mới xuất hiện. Họ hàng đối với người Chăm là rất quan trọng. Sau khi cưới, cô dâu chú rể phải đi thăm hết bà con họ hàng. Nếu ra đường gặp người trong họ mà không biết, không chào hỏi đúng ngôi thứ sẽ bị chê cười. Thậm chí, lỡ có xung đột, cô dâu chú rể cũng phải nhịn, phải “chịu thua” thì mới tỏ lòng tôn kính những người trong tộc họ.
Trước khi đi đón chú rể, ông nưmư nhà gái làm lễ khấn các thần linh, khấn báo tổ tiên và bưng khay trầu rượu đi ra cổng, đến nơi hẹn ở giữa đường để đón chú rể. Khi đoàn nhà trai đến, mọi người trải chiếu, bày các mâm lễ vật gồm trầu cau, nước trà, rượu và ngồi đối diện, chào hỏi, nói chuyện vui vẻ để chờ đến giờ tiếp tục lên đường, sao cho khi đến cổng nhà gái nhằm vào giờ tốt.
Nhà gái trải chiếu từ cổng vào đến nhà làm lễ để đón đoàn nhà trai. Ở cổng nhà gái để một chậu nước lớn, một người đứng múc nước dội vào chân từng người trong họ nhà trai trước khi vào làm lễ. Trong gian khách nhà gái, người ta trải 3 chiếc chiếu thành 3 hàng dọc, ở giữa phía trong là mâm lễ có khay trầu cau, rượu, nến sáp, 2 nải chuối. Hai bên có để hai chiếc gối để cho hai ông nưmư tựa lưng. Ông nưmư nhà trai dẫn chú rể vào, ngồi ở phía nam, ông nưmư nhà gái ngồi ở hướng bắc. Sau khi đã ngồi xuống, hai ông nưmư làm thủ tục khấn vái trước mâm lễ vật. Sau đó, ông nưmư nhà trai dắt tay chú rể đi thẳng vào phòng the.
- Lễ nhập phòng the (Chao tagin on nưmư - trao tay ông nưmư)
The phòng là một gian nhà được trang trí phía trong của nhà tục trong khuôn viên nhà gái (sang yơ). Trong phòng the, người ta trải hai chiếc chiếu chồng lên nhau đã được yểm bùa chú. Chính giữa phòng người ta bày một khay trầu hình trụ, cái ống nhổ, một chén nước bằng đồng. Một ngọn nến sáp được đốt lên, đính vào khay trầu.
Bà nưmư sửa soạn cho nàng dâu, ông nưmư xức dầu thơm cho cô dâu và xung quanh phòng, vừa xức dầu vừa đọc thần chú. Khi bên đàng trai đến, cô dâu đã được trang điểm và hồi hộp đợi giây phút đón chàng rể.
Trong lúc mọi người tập trung ở phòng khách, ông nưmư nhà trai dùng tay phải (dương) cầm tay chú rể đi đến thẳng the phòng cô dâu để trao cho ông nưmư nhà gái nhưng không được bước chân vào phòng the. Ông nưmư nhà gái đón nhận tay chàng rể bằng tay trái (âm) từ tay ông nưmư đàng trai và dắt vào phòng the. Sau đó ông nưmư dẫn chú rể ngồi đối diện với cô dâu. Ông nưmư nhà trai ngồi phía đông, ông nưmư nhà gái ngồi đối diện. Tiếp theo là nghi thức trải chiếu. Hai ông nưmư đứng dậy đổi chỗ cho nhau và cùng cầm đầu chiếc chiếu trên cùng đập lên đập xuống ba lần, miệng đọc thần chú trải chiếu, khấn vái thần linh và trải chiếu sao cho thật phẳng. Theo các cụ già Chăm, nếu chiếu trải một lần mà không phẳng, không ngay ngắn thì không tốt. Chiếu tân hôn được trải theo chiều bắc - nam, đầu quay hướng bắc. Sau khi làm thủ tục trải chiếu, hai ông nưmư kê hai chiếc gối đầu giường phía bắc, vừa kê vừa đọc bùa chú kê gối. Những lời khấn và bùa chú của ông nưmư nhằm mục đích trấn yểm, trừ tà ma và loại trừ những bùa ngải, ma thuật làm hại có thể do những kẻ xấu ghen ghét đã yểm trước đó, đồng thời yểm bùa để cấm cô dâu chú rể không được “ăn nằm” với nhau trong 3 ngày cưới.
Tiếp theo là nghi thức cúng mâm tơ hồng. Mâm lễ vật đã được chuẩn bị sẵn. Ông nưmư thắp 2 ngọn nến, rót rượu khấn vái mời các vị thần trời, thần mẹ xứ sở, thần tổ tiên, thần làng, thần thổ địa về chứng giám cho lễ thành hôn. Bài khấn có nội dung như sau:
“Xin mời tất cả các vị thần linh yang Ppo, yang Amư, yang Ppo Inư Nư gar, Ppo Păn…ngự trị chốn thần linh, ngày lành tháng tốt về đây, với bát nước xúc miệng chà răng và hưởng thảo các lễ vật và cầu xin các ngài đứng xe duyên kết tóc cho đôi trẻ là… (gọi họ tên cô dâu chú rể) thành đôi vợ chồng trăm năm hạnh phúc, làm ăn phát tài, giàu sang phú quí, con đàn cháu đống, gặp nhiều may mắn, tận hưởng hạnh phúc…”.
Ông nưmư bỏ một ít trầm vào chén than và đọc thần chú xông trầm. Cô dâu chú rể đưa hai bàn tay xông lên khói trầm hương. Trong khi đó, ông nưmư đọc lời cầu nguyện sức khoẻ, hạnh phúc, mau mắn có con, làm ăn thịnh vượng cho đôi vợ chồng trẻ.
Cô dâu chọn lấy một lá trầu to nhất, đẹp nhất xé làm đôi, têm với cau, vôi và đưa cho chú rể. Chú rể chọn lấy một quả cau bổ làm đôi đưa cho cô dâu. Ông nưmư giải thích đây là biểu tượng phồn thực trong nghi lễ đám cưới. Lá trầu cô dâu đưa cho chú rể là biểu tượng âm, quả cau chú rể đưa cho cô dâu là biểu tượng dương. Ông nưmư đọc lời cầu khấn, cô dâu chú rể ăn trầu, cùng thưởng thức vị cay nồng của hạnh phúc lứa đôi. Trước khi ra khỏi phòng, ông nưmư bỏ xuống dưới mỗi chiếc gối một miếng trầu têm để yểm bùa.
Tiếp đến là thủ tục chú rể trao nhẫn mư ta(4) cho cô dâu trước sự chứng kiến của ông bà nưmư. Sau khi ông nưmư làm thủ tục nhập phòng và thủ tục ăn trầu, chú rể cởi áo ngoài đưa cho cô dâu, cô dâu nhận áo khoác ngoài của chú rể vắt lên đầu chiếu với ý tứ là từ đây, chú rể đã trao thân gửi phận cho cô dâu, chính thức trở thành thành viên của gia đình nhà gái và cùng cô dâu đi ra ngoài trình diện họ hàng hai bên. Thủ tục nhập phòng the đã xong. Hai ông nưmư ra phòng cưới ngồi ở hai bên chiếu, ở giữa vẫn là mâm lễ vật. Chú rể bưng khay trầu cau đi ra phòng cưới dâng lên cho hai ông nưmư.
Sau đó, ông nưmư dắt tay cô dâu, chú rể ra phòng khách chào và trình diện hai họ, giới thiệu cho cô dâu, chú rể những người thân tộc trong họ hai bên. Ông nưmư căn dặn cô dâu chú rể về bổn phận của mình. Lúc này, cha mẹ cô dâu mới xuất hiện, cùng với cô dâu chú rể đi chúc rượu. Họ đi đến từng mâm, rót rượu và mời khách dự cưới. Lúc này, khách mời mới bắt đầu ăn cơm, uống rượu.
Cô dâu chú rể trở lại phòng the. Ở đây người ta đã dọn sẵn mâm cơm cho cô dâu chú rể. Hai người ngồi đối diện nhau, vừa ăn vừa tâm sự, nói chuyện. Sau đó, từng cặp vợ chồng và những người thân vào phòng the để trao tặng phẩm, quà cưới cho đôi tân hôn. Cô dâu, chú rể rót rượu mời từng người và nhận tặng phẩm. Trong ngày cưới, bên họ nhà trai không trao quà, tặng phẩm cho cô dâu chú rể mà sẽ trao vào ngày lễ “trả khăn áo” (lễ lại mặt).
Sau khi tiễn khách ra về. Cô dâu chú rể quay lại phòng the. Lúc này trong phòng chỉ có hai người ăn uống, trò chuyện với nhau thì thầm. Các mâm lễ vật, chiếu trải, gối kê đã được yểm bùa vẫn nguyên vị trí cũ. Hai người phải ở nguyên vị trí của mình. Chỗ ai nấy nằm, gối ai nấy kê, ở giữa là chiếc cổ bồng kê mâm lễ vật ngăn cách hai người. Cô dâu chú rể đã được ông nưmư căn dặn kỹ lưỡng là được làm gì? Không được làm gì? 3 đêm dài đẵng đẵng như ba thế kỷ, hai người được ở bên nhau nhưng phải “thụ thụ bất thân”, chỉ được trò chuyện, ngắm nhìn nhau trong khao khát cháy bỏng… Có thể, trong thời gian thiêng, không gian thiêng ấy, họ cảm thấy yêu nhau mãnh liệt và cần nhau đến mức nào.
Việc kiêng ba ngày đêm đầu tiên không ăn nằm với nhau là một phong tục đã có từ lâu đời của người Chăm và họ coi là một nét đẹp trong phong tục tập quán. Các cụ già Chăm giải thích rằng, sở dĩ có 3 đêm cấm động phòng đó là vì, ngày xưa, quyết định hôn nhân là do cha mẹ hai bên sắp đặt, nhiều đôi trai gái chưa quen biết nhau, còn lạ lẫm, mắc cỡ, thậm chí sợ sệt khi lần đầu tiếp xúc với “chuyện ấy”. 3 đêm vừa để hai người từ lạ lẫm làm quen nhau, tìm hiểu nhau. Ở một khía cạnh khác, các cụ giải thích rằng, 3 ngày cưới là 3 ngày rất bận rộn và mệt nhọc của cô dâu chú rể vì phải trải qua nhiều lễ thức. Sau 3 đêm, khi nghi lễ cưới đã xong xuôi, khách và họ hàng gần xa đã về hết, cô dâu chú rể mới thảnh thơi tận hưởng đêm tân hôn.
Từ tối thứ tư đến thứ bảy, ba đêm dài đến mấy rồi cũng phải qua đi. Đến tối thứ bảy, ông nưmư và bà mối mới đến làm lễ động phòng cho cô dâu chú rể. Mâm lễ gồm 4 miếng trầu têm, 4 ly rượu. Sau khi khấn vái, ông nưmư gỡ bùa phép đã yểm khắp trên đầu tóc cô dâu chú rể, trên gối, trên vách, rồi ông trải lại chiếu trên cùng cho đúng chiều và mọi người uống một ly rượu mừng hạnh phúc cho cô dâu chú rể. Ông nưmư ghé tai chú rể, bà nưmư ghé tai cô dâu dặn dò kỹ lưỡng về những chuyện thầm kín đêm động phòng. Cô dâu chú rể vừa nín thở nghe căn dặn, vừa hồi hộp chờ đợi giây phút thiêng liêng, hạnh phúc ân ái đầu tiên. Bà nưmư cũng không quên gắn lại chiếc kim trâm cài lên búi tóc cô dâu và dặn cô dâu biết cách xử lý khi chú rể bị “sự cố”. Dặn dò xong, ông bà nưmư đi ra, trả lại thế giới thiêng cho đôi uyên ương.
- Lễ trả khăn áo (Talơh khăn ao) hay còn gọi là lễ lại mặt, lễ xã y hay lễ trình diện tông môn.
Trong 3 ngày cưới, chú rể không được quay lại nhà cha mẹ đẻ. Nếu nhớ nhà chạy về cũng bị khoá cổng không cho vào và bị đuổi về lại nhà gái. Sau 3 ngày, bên nhà gái sửa soạn lễ vật gồm bánh trái, trầu cau, bánh sakaya, bánh tét, chuối, rượu, bánh ngọt xếp vào một cái chiết trầu cau để đi làm lễ trả khăn áo. Ngoài ra còn có một chiết khăn áo để khăn áo cưới của chú rể (chiếc khăn và chiếc áo truyền thống trong đám cưới, chú rể cởi ra trao cho cô dâu trong phòng the ba ngày trước) nên gọi là lễ “trả khăn áo”. Xét về ý nghĩa, có thể coi lễ này như “lễ lại mặt” của người Việt. Đoàn đi gồm cha mẹ, bà con thân tộc gần gũi cùng đôi vợ chồng mới cưới. Nhà trai ra đón đoàn nhà gái rất trịnh trọng và nhà gái cũng rất trân trọng với nhà trai vì, sự ra đi của người con trai Chăm là một mất mát lớn cho gia đình, mất đi một lao động trụ cột. Nhà trai tổ chức một bữa cơm thân mật tiếp đón nhà gái và nhân dịp này, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị trao tặng phẩm như vải lụa, đồ trang sức bằng vàng, bạc và một số đồ dùng thiết yếu cho chú rể. Nhiều gia đình khá giả còn cho chàng trai trâu hoặc bò mang tính chất của hồi môn. Từ đây, chàng trai thật sự chia tay với cha mẹ đẻ, với bà con thân tộc của mình để mãi mãi đi làm rể bên nhà vợ. Chỉ đến khi chết, sau khi hoả táng, 9 miếng xương trán của chàng mới được đem về nhập “kút” bên dòng họ mẹ.
Theo luật tục Chăm, lễ cưới đến đây đã hoàn tất. Hai vợ chồng coi như đã được hợp thức hoá trong xã hội Chăm và có quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ sống với nhau suốt đời. Sau giải phóng, chấp hành luật hôn nhân và gia đình, các đôi vợ chồng phải đến chính quyền địa phương đăng ký kết hôn. Nhưng việc chấp hành điều luật này chưa nhiều. Nếu có ly dị thì chủ yếu là do thoả thuận giữa hai bên và theo luật tục Chăm, người con trai phải ra đi với hai bàn tay trắng.
Trước đây cũng có trường hợp cô dâu chú rể về lại nhà trai sống cho đến khi có con, hai vợ chồng mới về lại nhà vợ, giống như tục “gửi rể” của người Việt, người Chăm gọi là tục “ở dâu”.
Trường hợp vì không đủ điều kiện quy định để làm lễ cưới theo đúng phong tục, người Chăm có tục “cưới lén”.
2. Tục cưới “lén” (Khing klaik mưnưk)
Ở vùng đồng bào Chăm Bàlamôn Ninh Thuận hiện nay vẫn có tục cưới “lén”. Cưới “lén” là những đám cưới tuy cũng phải làm đủ thủ tục cúng thần linh nhưng không tổ chức quy mô, không mời khách ngoài gia đình, tộc họ. Cưới “lén” phải tổ chức vì những lý do “bất khả kháng”, buộc phải làm đám cưới, dành cho những trường hợp: “Chiết a tâu” của gia đình trong năm đã bị hạ xuống bởi những lý do như: Một trong hai bên gia đình có tang; một trong hai gia đình có làm lễ múa lớn (Rija pruang); một trong hai dòng tộc có làm lễ nhập kút; cô dâu đã có thai, hoặc đã có dư luận về sự đi lại, ăn nằm của đôi trai gái. Ngoài ra, còn có những trường hợp vì gia đình quá nghèo, không có đủ điều kiện làm lễ cưới, đôi trai gái chỉ phải thực hiện những nghi thức cơ bản theo phong tục, không tổ chức ăn uống linh đình.
3. Nhận xét bước đầu qua khảo sát nghi lễ cưới của người Chăm Bàlamôn
Trong các nghi lễ đời người của người Chăm Bàlamôn, nghi lễ cưới chiếm một vị trí quan trọng. Những quy định, phong tục về lễ cưới truyền thống của người Chăm còn được lưu giữ trong những thư tịch cổ ở các gia đình, dòng họ, đặc biệt là ở các ông thầy nưmư chuyên đi làm lễ cưới. Có thể thấy ở nghi lễ cưới truyền thống Chăm chứa đựng nhiều giá trị văn hoá. Về mặt khoa học, các lễ thức cưới là sự hỗn dung của các lớp văn hoá: lớp văn hoá bản địa với những yếu tố của văn hoá nông nghiệp lúa nước, yếu tố mẫu hệ, lớp văn hoá tôn giáo với lễ thức 3 đêm cấm động phòng (tàn dư của Bàlamôn giáo). Nghi lễ cưới xin của người Chăm Bàlamôn chứa đựng nhiều giá trị xã hội. Có lẽ, ít có dân tộc nào có tục lệ cha mẹ đẻ phải tránh mặt trong lễ cưới với lý do là con mình trước hết là con của bà con họ hàng, phải giới thiệu cô dâu chú rể với bà con họ hàng trước và cô dâu chú rể phải nhanh chóng nhớ tên, tuổi, bậc quan hệ họ hàng, nhất là phía bên nhà gái. Chủ lễ cưới được gọi là cha mẹ đỡ đầu (nưmư) và mọi công việc trong lễ cưới do ông bà nưmư đảm trách, từ việc cúng bái, đưa đón rể, trang điểm cho cô dâu chú rể, chuẩn bị the phòng và là người đỡ đầu cho đôi bạn trẻ đang bỡ ngỡ bước vào cuộc sống gia đình. Nghi lễ cưới cũng làm cho sự gắn kết dòng họ trong cộng đồng người Chăm Bàlamôn thêm chặt chẽ. Đây là một giá trị cần bảo tồn và phát huy.
Chế độ ngoại hôn dòng họ, hôn nhân đồng dân tộc, đồng tôn giáo đã cố kết cộng đồng người Chăm lại với nhau thành một khối chặt chẽ cả về huyết thống lẫn văn hoá.
Giá trị đạo đức, nhân văn thể hiện ở sự thuỷ chung, tình nghĩa vợ chồng của người Chăm Bàlamôn từ lúc còn sống cho đến sau khi chết đã được nâng lên thành tín ngưỡng, chứa đựng màu sắc tâm linh sâu sắc. Xưa kia, nếu chồng chết, vợ phải lên giàn hoả thiêu cùng chết theo chồng. Giáo lý Bàlamôn xưa mang tính man dã hơn là biểu hiện của lòng chung thuỷ. Vì vậy, đã từ rất lâu, nghi thức này không còn tồn tại trong người Chăm. Cho đến hôm nay, người con trai khi kết hôn theo vợ về cư trú bên nhà vợ, đến khi chết, bên dòng tộc nhà vợ lo làm lễ hoả táng, lấy 9 mảnh xương trán đựng vào hộp (klong) chờ ngày trở về quê mẹ làm lễ nhập kút (lễ chôn 9 mảnh xương xuống dưới những tảng đá kut để thờ phụng). Nếu người vợ còn sống thì trong ngày lễ nhập kút bên nhà chồng, người vợ sẽ làm một chiếc kiệu hoa để kiệu xương chồng về nhà mẹ chồng. Nếu người vợ cũng đã chết thì người ta đặt cả hai hộp xương vợ và chồng lên kiệu để cho vợ tiễn chồng “xương tiễn đưa xương” và sau khi nhập kút cho chồng xong, người ta lại đưa xương người vợ về lại quê vợ để nhập kút vào dòng họ mẹ “xương vĩnh biệt xương”. Nếu người vợ còn sống, theo luật tục hôn nhân và gia đình Chăm, phải 15 năm sau khi đã tiễn biệt chồng, mới được tái giá.
Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị văn hoá, nghi lễ cưới xin của người Chăm Bàlamôn cũng còn những yếu tố lạc hậu. Những đặc điểm của chế độ mẫu hệ, những quy tắc về hôn nhân đồng tôn giáo, đồng dân tộc, bên cạnh những mặt tích cực là cơ bản, là một trong những rường cột để bảo lưu sắc thái văn hoá Chăm, cũng có những mặt hạn chế của nó. Như đã nêu trên, những đặc điểm của chế độ mẫu hệ chi phối toàn bộ xã hội Chăm, thậm chí chi phối cả những giáo lý tôn giáo của cả Bàlamôn lẫn Bàni. Người Chăm có câu: Kamei thauk tapung đung bai, Li kei ngap kajang lang chiew, có nghĩa là: Đàn bà cơm nước nồi xoong, đàn ông làm rạp trải chiếu. Trong gia đình mẫu hệ, người đàn ông luôn cảm thấy mình bị phụ thuộc theo quan niệm urang parat (người ngoài). Ngược lại, người phụ nữ Chăm, tuy đóng vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội Chăm, nhưng suốt cuộc đời chỉ quanh quẩn trong khuôn viên nhà mình, không được học hành, ít được tham gia công tác xã hội. Người Chăm có câu: “Likei dơng di mưthuh, kamei dơng di mưnưk” có nghĩa là: Phận của đàn ông là chiến đấu, phận của đàn bà là sinh nở. Như vậy, chúng ta thấy, dù trong chế độ mẫu hệ, người phụ nữ Chăm không có quyền tự do kết hôn với người khác tôn giáo, khác dân tộc, cũng không được khuyến khích học hành nâng cao trình độ và tham gia công tác xã hội. Hơn nữa, các gia đình Chăm đa số rất đông con, trung bình cũng phải 6 đến 7 con, có gia đình trên 10 con, là một gánh nặng cho phụ nữ Chăm. Mặc dù chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình ở vùng đồng bào Chăm đã được triển khai nhiều năm nay nhưng vẫn tiến triển chậm. Đây cũng là một vấn đề cần nghiên cứu giải quyết trong giai đoạn Đảng và Nhà nước ta đang có thực hiện chính sách “vì sự tiến bộ của phụ nữ”.
Những đặc điểm của chế độ mẫu hệ, những quy tắc hôn nhân trên làm cho người Chăm tự khép kín mình trong khuôn viên các palei Chăm, một mặt như chiếc vành đai (như luỹ tre làng của cư dân Việt ở Bắc Bộ) có chức năng bảo tồn văn hoá, một mặt là sự bảo thủ, trì trệ, kìm hãm sự giao lưu phát triển các mặt kinh tế xã hội Chăm. Thanh niên Chăm từ xa xưa đã luôn đấu tranh chống lại những quy định về hôn nhân đồng dân tộc, hôn nhân đồng tôn giáo và đã có nhiều bi kịch xảy ra, trở thành những áng văn hoá dân gian Chăm có giá trị như trường ca Cam - Bini; Bini - Cam và nhiều câu ca dao, bài hát dân ca bi ai, sầu thảm khác nói về những chuyện tình của những người khác tôn giáo.
Trong các nghi lễ vòng đời của người Chăm Bàlamôn, với quan niệm cõi sống là cõi tạm, cõi chết mới là cõi vĩnh hằng (sống gửi, thác về), nên người Chăm không coi trọng lắm những nghi lễ khi con người còn sống. Vì vậy, nghi lễ cưới cũng đang trong thời kỳ biến đổi nhanh chóng. Những năm gần đây, những phong tục đẹp như trang phục truyền thống của cô dâu chú rể đang bị lãng quên, thay vào đó là trang phục hiện đại như com lê, cà vạt, áo cưới thời trang, âm nhạc, khiêu vũ hiện đại. Phong tục cha mẹ phải đi trốn trong các lễ thức cưới cũng đang bị mai một dần. Đặc biệt, lễ thức 3 ngày đêm lễ cưới cấm động phòng ngày càng ít có đám cưới thực hiện, thậm chí hiện tượng “ăn cơm trước kẻng” ngày càng phổ biến.
Với những nhận xét bước đầu trên đây, nghi lễ cưới của người Chăm Bàlamôn cần có sự nghiên cứu chuyên biệt nhằm bảo lưu, gìn giữ và phát huy. Bởi vì, cùng với nghi lễ tang ma, nghi lễ cưới là nơi thể hiện cơ bản nhất sắc thái văn hoá dân tộc Chăm, là môi trường tốt để bảo lưu, đồng thời cũng là môi trường dễ bị mai một vốn văn hoá truyền thống Chăm./.
P.Q.A
_______________
1. “Chiết a tâu” là một chiếc giỏ hình vuông được đan bằng tre, dùng để đựng y trang trong việc thờ cúng của hay tộc họ. Đây là một vật tổ thiêng để thờ cúng tổ tiên của người Chăm, muốn hạ “chiết a tâu” phải làm lễ cúng và có những điều kiện nhất định.
2. Trong bài viết này chúng tôi sử dụng phiên âm tiếng Chăm theo cuốn Từ điển Chăm - Việt do Bùi Khánh Thế chủ biên, Nxb KHXH, Hà Nội, 1996.
3. Tư liệu lời chúc và lời khấn trong lễ cưới do ông Quảng Văn Đại, 65 tuổi ở thôn Chắt Thường, xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận dịch từ văn bản chữ Chăm cổ.
4. Đây là chiếc nhẫn người Chăm cho rằng có nguồn gốc Ấn Độ, nhẫn có chạm hình một con mắt, người Chăm gọi là Kara mưta.
--------------------------------------------------------------------------------
* NCS tại Viện Nghiên cứu Văn hoá nghệ thuật.
Bản quyền Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật 1973 - 2004
Các website khác khi trích dẫn tài liệu ở đây phải ghi rõ xuất xứ là www.vanhoanghethuat.org.vn
Nghi lễ cưới của người Chăm Balamon
http://www.vanhoanghethuat.org.vn/2003.06/phquocanh.htm
NGHI LỄ CƯỚI TRUYỀN THỐNG
CỦA NGƯỜI CHĂM BÀLAMÔN
PHAN QUỐC ANH*
Văn hoá truyền thống của Người Chăm Bàlamôn chiếm một vị trí quan trọng trong bức tranh văn hoá người Chăm ở Việt Nam. Người Chăm Bàlamôn hiện có 90. 605người/ 137.133 người Chăm ở Việt Nam, cư trú tập trung ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, trong đó, chủ yếu là ở Ninh Thuận (61.359 người). So với người Chăm theo các tôn giáo khác, người Chăm Bàlamôn là nơi tích tụ các yếu tố văn hoá truyền thống Chăm, bởi tôn giáo Bàlamôn đã đồng hành cùng với người Chăm từ trước sau Công nguyên, là một trong những tôn giáo cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay. Nghi lễ cưới xin chiếm một vị trí quan trọng trong các nghi lễ vòng đời của người Chăm, là môi trường bảo lưu sắc thái văn hoá Chăm.
1. Những quy định và lễ thức trước ngày cưới
Mặc dù bị chi phối bởi tôn giáo, nghi lễ cưới xin của người Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận và Bình Thuận thể hiện khá đậm nét những đặc điểm của văn hoá truyền thống dân tộc. Người Chăm theo huyết thống dòng họ mẹ nên không được kết hôn giữa những người cùng thờ chung một kút theo dòng họ mẹ (cùng thờ chung một chiêt atâu(1)). Cho đến nay, hôn nhân của người Chăm vẫn bị chi phối bởi chế độ mẫu hệ, vẫn duy trì chế độ hôn nhân đồng tôn giáo và hôn nhân đồng dân tộc.
Cũng như các dân tộc khác, nghi lễ cưới xin của người Chăm phải tuân thủ những trình tự các nghi thức mai mối, lễ dạm, lễ hỏi, lễ cưới. Chúng tôi xin trình bày dưới đây tư liệu khảo sát từ một lễ cưới Chăm Bàlamôn diễn ra tại thôn Như Bình, xã Phước Thái, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Cô dâu là cô Sử Thị Kim Vui Tươi, 29 tuổi, giáo viên cấp II trường làng, là con gái của ông Đàng Bao, một vị chức sắc pà xế Bàlamôn. Chú rể là anh Đổng Văn Nhường, sinh viên tốt nghiệp Đại học ngoại ngữ Thành phố Hồ Chí Minh, 30 tuổi, hiện đang làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chủ lễ cưới là ông Đổng Khoan. Người phụ giúp lo cúng bái cho ông chủ lễ là ông Quảng Văn Đại.
1.1. Lễ thức mai, mối, dạm hỏi (Paluak panôih)(2)
Người Chăm duy trì chế độ mẫu hệ, quyền chủ động trong hôn nhân thuộc về nhà gái. Khi con gái sắp đến tuổi lấy chồng, cha mẹ đã phải lo ‘nhắm” trước những chàng trai trong vùng để “lựa rể” cho con mình. Người con gái Chăm xưa nay đa phần tuyệt đối phục tùng cha mẹ. Con gái lấy ai làm chồng là do cha mẹ chọn. Con trai Chăm cũng phải phục tùng ý của cha mẹ. Nếu được nhà gái “chọn” và cha mẹ ưng ý, người con trai phải chấp hành mặc dù trong lòng không muốn.
Tâm lý cha mẹ đằng gái bao giờ cũng muốn giữ “tiếng” cho con gái mình nên khi thấy chàng trai nào hay “thập thò” trước cửa, cha mẹ cô gái sẽ phải thăm dò ý tứ chàng trai. Nếu cảm thấy “không ổn”, cha mẹ cô gái phải tìm cách, lựa lời khuyên chàng trai đừng đến nữa. Nếu tâm đầu ý hợp, người con gái thưa với cha mẹ. Tất nhiên, lúc này quyền quyết định là của cha mẹ. Nếu cha mẹ cũng thấy “được”, lúc này mới cậy đến người mai mối.
Người mai mối (jang klăn), ông mai (on nhuh), bà mối (muk nhuh) phải là người cao tuổi, có uy tín, giỏi giang trong làm ăn, ăn nói hoạt bát, tính tình vui vẻ, có tài thuyết phục người khác, phải là người “một kèo, một cột” (một vợ một chồng) và đông con cái. Ông mai, bà mối có thể là người trong họ hoặc trong làng. Sau khi bàn bạc thống nhất, người mai mối đến nói chuyện với nhà trai. Để tỏ được ý muốn của nhà trai, ông mai, bà mối phải có tài ăn nói, biểu hiện một cách bóng gió về ý đồ của nhà gái. Đây là một đặc điểm của chế độ mẫu hệ, vì nhà gái luôn phải giữ kín những chuyện trước hôn nhân, khi mai mối phải thận trọng trong việc thăm dò ý tứ nhà trai. Vấn đề mai mối lúc đầu là rất quan trọng và phải hết sức “bí mật” vì giữ tiếng cho cả hai bên nhà trai và nhà gái. Lần đầu tiên đến nhà trai ông mai phải chọn ngày giờ tốt và thường là đi vào ban đêm một cách âm thầm kín đáo. Ông đến nhà trai, trước là thăm chơi, sau là để thăm dò ý tứ cha mẹ nhà trai. Nếu chưa thuận, ông phải đi lại nhiều lần vừa ngỏ ý, vừa thuyết phục cha mẹ nhà trai. Nếu nhà trai đồng ý, ông mai đi lại bàn bạc với hai gia đình để ấn định ngày giờ làm lễ hỏi.
Cũng như các dân tộc khác, qua những biểu hiện trên, có thể thấy lễ dạm hỏi của người Chăm Bàlamôn thể hiện tính văn hoá cao, tính nhân văn sâu sắc và có những nét độc đáo riêng của chế độ mẫu hệ.
1.2. Lễ hỏi (Nao pôih)
Sau khi được ông mai cho biết ý kiến nhà trai đã đồng ý, nhà gái đến xin ý kiến vị cả sư pô xà (Ppo Dhia) để xem ngày giờ đi làm lễ hỏi. Ông mai thoả thuận với nhà trai ngày giờ trên. Nhà gái chuẩn bị lễ vật gồm có: Trầu, cau, rượu, bánh tét (paynung), bánh sakaya, trái cây. Đi trong lễ hỏi có đại diện nhà gái khoảng 5 người cùng với ông mai, bà mối.
Lúc ấy, bên nhà trai cũng đang chuẩn bị để đón nhận lễ vật. Chiếu được trải dài trong nhà, các khay trầu cau và các bộ ấm chén uống nước trà được bày thành hàng dài để đón khách. Đại diện nhà trai ngồi thành hàng theo hướng đông - tây. Người trưởng họ ngồi phía đầu, tiếp theo là các vai lớn nhỏ xếp ngồi theo thứ tự. Nhà gái mang lễ vật đến ngồi đối diện cũng theo thứ tự vai vế. Ông mai, với trách nhiệm của mình, bắt đầu vào câu chuyện chào hỏi. Đại diện chủ nhà gái đặt vấn đề với nhà trai về việc hôn nhân, nhà trai trả lời quyết định đồng ý hay không đồng ý.
Lúc đó, ở trong nhà, mọi người sắp xếp lễ vật do nhà gái đưa đến để cúng ông bà tổ tiên. Lễ cúng do bà bóng của dòng họ (Muk Rija) làm chủ lễ. Những thần linh được mời gồm có: Thần tổ tiên, thần làng, thần xóm, thần thổ địa. Sau đó con cháu dọn bánh trái, rót rượu mời nhà gái. Mọi người ăn uống, nói chuyện vui vẻ mừng cho đôi bạn trẻ.
Trước khi ra về, đại diện nhà gái mời đại diện nhà trai đến “làm khách” nhà gái. Nhà gái sẽ tổ chức một bữa tiệc mặn để đón đại diện nhà trai. Bữa tiệc ấy chính là lần nhà trai dứt lời với nhà gái. Người Chăm gọi là “paklanh panyơc gah likei”, có nghĩa là lễ “dứt lời” hay “quyết định làm lễ cưới”.
Tiếp đó hai gia đình mang lễ vật đến gặp ông thầy để báo cáo và xin ngày giờ làm lễ cưới. Thường thì đám cưới sau đám hỏi chỉ khoảng 3 đến 4 tháng. Ít có trường hợp làm lễ cưới ngay, vì cũng như người Việt, nhà gái sợ bị dị nghị, không để quá lâu, có thể vận đến ca dao người Việt:
“Cưới vợ thì cưới liền tay, chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha”
Nhìn chung, lễ hỏi của người Chăm cũng giống như lễ hỏi của các dân tộc khác. Chỉ khác là nhà gái đi hỏi chồng cho nhà trai và không có chuyện thách cưới, và có thêm lễ “dứt lời”của nhà gái mời nhà trai để đi đến quyết định cuối cùng.
1.3. Lễ “dứt lời”, còn gọi là quyết định hôn lễ (Pa klauh panyơc gah kămư)
Trước lễ cưới hai ngày, bên nhà trai phải đến nhà gái làm lễ “dứt lời”. Mỗi bên gia đình tham gia lễ “dứt lời” có 5 người. Bên nhà trai gồm có ông chủ hôn, ông trưởng tộc, cha hoặc mẹ và hai người trong họ. Thành phần bên nhà gái gồm: ông chủ hôn, ông mai, trưởng tộc, cha hoặc mẹ và một người trong họ. Nghi thức này rất quan trọng, cuộc hôn nhân có thành hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào lời ăn tiếng nói của cả hai bên. Chẳng may làm phật lòng nhau, cuộc hôn nhân có thể tan vỡ. Trong lễ này, nhà gái yêu cầu nhà trai cho biết giờ đón rể vì giờ đón rể là giờ quan trọng nhất, quyết định số lượng đoàn đưa rể, số lượng khách, số lượng mâm sẽ làm trong lễ mặn, số lượng bánh trái trong 3 ngày lễ cưới để nhà gái lo liệu. Mọi vấn đề về vật chất, thời gian, nội dung, hình thức lễ cưới được hai bên bàn bạc cụ thể. Bàn bạc xong, ông trưởng tộc rót rượu, bày mâm lễ vật với 5 miếng trầu, 5 miếng cau khấn mời thần tổ tiên, thần làng, thần thổ địa phù hộ cho hai họ và cô dâu chú rể hạnh phúc, làm ăn phát tài, con đàn cháu đống. Trong lễ cưới, mâm lễ vật thường dùng con số 5 (5 miếng trầu, 5 miếng cau, 5 ngọn nến).
Sau lễ thức này, nhà trai ra về để chuẩn bị các bước cho lễ cưới như đã thống nhất. Từ xưa đến nay, người Chăm Bàlamôn không có tục thách cưới như người Chăm Bàni hay một số dân tộc khác. Trước ngày cưới, bên nhà gái thịt một con heo để làm đồ ăn trong lễ cưới, chỉ cắt đầu heo cử người nhà đưa sang cho nhà trai.
1.4. Những quy định và công việc chuẩn bị cho lễ cưới
- Quy định về thời gian
Người Chăm quan niệm rằng trong một năm, có những ngày lành tháng tốt để tổ chức những nghi lễ như lễ cưới, lễ động thổ xây cất nhà cửa. Trong xã hội người Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận hôm nay, ngày tháng, giờ khắc vẫn luôn được coi trọng, mỗi khi làm việc gì trọng đại đều phải mời thầy coi ngày, coi giờ. Ngày tốt người Chăm gọi là haray sam, giờ tốt gọi là tuk noah. Qua tìm hiểu tư liệu Chăm cổ và phỏng vấn các chức sắc tôn giáo, các thầy cúng, quan niệm về ngày, tháng, giờ khắc tốt xấu trong quan niệm người Chăm như sau:
Các tháng của lịch Chăm đều được coi ứng với những điều may mắn hoặc tai họa:
- Tha, binhưk than uơn : Tháng Giêng, thuận về tương tư.
- Dua, binhưk danuh khac : Tháng Hai: tội lỗi.
- Klâu, binhưk padai : Tháng Ba: Nhiều lúa gạo.
- Pak, binhưk mưtai : Tháng Tư: Chết chóc
- Limư, binhưk mưthao : Tháng Năm: Hay gây hấn.
- Nam, binhưk pagun drap : Tháng Sáu: Được danh lợi, tài sản.
- Tajuh, binhưk than kik : Tháng Bảy: Hay đau ốm
- Dalipan, binhưk danuh khac: Tháng Tám : Tội lỗi.
- Thalipan, binhưk mưtha : Tháng Chín: Hay gây hấn.
- Pluh, binhưk than drap biak : Tháng Mười: Phát tài lớn.
- Puis, binhưk rat dabrat dhik: Tháng Mười một: Hưng thịnh.
- Mak, binhưk apui bâng : Tháng Chạp: Lửa phát cháy.
Lễ cưới của người Chăm phải chọn đúng vào các tháng 3,6,10,11 lịch Chăm và phải nhằm vào những ngày hạ tuần trăng (từ đêm trăng tròn đến khi hết trăng, theo cách tính lịch Chăm, thượng tuần trăng là dương nên trên ký tự chữ số Chăm chỉ có một dấu “sắc”, hạ tuần trăng là “âm” nên trên ký tự chữ số Chăm ngoài dấu “sắc” còn có thêm một dấu chấm bên dưới dấu sắc”). Người Chăm rất kỵ tháng tư, người Chăm gọi là “Plàn pá”. Đây là tháng “chết chóc”, vào tháng này ai cũng sợ ma về làm hại. Người Chăm hay rủa: “Đồ ma tháng tư!”. Về thời tiết, đây là tháng nắng nóng và khô hạn nhất, dễ sinh dịch bệnh, rất nhiều ruồi muỗi. Nên tháng tư người Chăm không làm một lễ gì cả.
Các tháng để làm lễ cưới được quan niệm như sau: theo lịch Chăm, tháng 3 là thời điểm bắt đầu công việc cày bừa, gieo mạ. Tháng 6 là tháng tài sản vào, cũng là mùa thu hoạch và gieo vụ lúa thứ hai. Tháng 10 là tháng phát tài, là tháng thu hoạch vụ lúa chính. Tháng 11 là tháng nông nhàn, vụ mùa đã thu hoạch xong.
Tuy vậy, tháng 3 là tháng xuân nên đa số lễ cưới được tổ chức vào tháng này nên cũng có thể gọi tháng 3 Chăm lịch là mùa cưới của người Chăm Bàlamôn. Riêng người Chăm Bàlamôn ở Phan Rí, Bình Thuận chỉ cưới vợ, cưới chồng vào tháng 3, tháng 6, tháng 10 mà thôi. Có hiện tượng này là vì vấn đề lịch Chăm cho đến nay vẫn chưa thống nhất giữa các vùng, ngay nội bộ các vùng Chăm Ninh Thuận, giữa các tôn giáo và trong một tôn giáo vẫn chưa thống nhất được cách tính lịch, hàng năm đến dịp lễ hội Ka tê, các chức sắc Chăm phải ngồi lại đàm phán để thống nhất lịch.
Các ngày trong tuần được quan niệm như sau:
- Adit // tôk mưh : Chủ nhật nhận vàng
- Thôm // pariak : Thứ hai // bạc
- Angar // bathay : Thứ ba // sắt
- But // tanưh bachah : Thứ tư // đất tốt, đất nẻ.
- Jip // drap mưng takai : Thứ năm // súc vật
- Suk // pacha : Thứ sáu // y phục
- Tha nưcha // padai : Thứ bảy // lúa thóc.
Ngày cưới phải vào các ngày chẵn (các số thuộc âm) 2, 4, 6, 8, 10, 12 và 14 chăm lịch và phải vào các ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm trong tuần. Trong 3 ngày trên, lễ cưới chính thức được tính là vào ngày thứ tư. Theo bảng tính ở trên thì thứ tư thuộc về đất nẻ, đất tốt dùng để trồng tỉa lúa, hoa màu. Lễ cưới được tổ chức vào thứ tư là để mưu cầu cho đôi vợ chồng sinh con đẻ cái đầy đàn. Ngoài ra, thứ tư còn là ngày giữa tuần, ngày âm - dương gặp nhau, được ví như lỗ rốn của con người (điểm giữa). Từ đầu tới rốn có ba phần: Đầu, cổ, ngực tượng trưng cho các ngày chủ nhật, thứ hai, thứ ba. Từ rốn xuống cũng có ba phần: bụng, háng, chân tượng trưng cho thứ năm, sáu, và thứ bảy. Ngoài ra, đối với người chồng, từ rốn trở lên được coi như thiên chức người cha, từ rốn trở xuống được coi là thiên chức của người chồng. Đối với người vợ cũng vậy, từ rốn trở lên là thiên chức người mẹ, từ rốn trở xuống là thiên chức người vợ. Việc quan niệm lấy thứ tư làm ngày cưới, lỗ rốn là trung điểm của hai vợ chồng còn thể hiện sự bình đẳng giữa hai vợ chồng. Qua những tư liệu trên, chúng tôi thấy những quan niệm của người Chăm thật nhất quán. Việc phân chia cơ thể con người của người Chăm Bàlamôn còn thể hiện rất nhiều trong các nghi lễ Chăm, ngay cả trong hệ thống nhạc cụ Chăm. Kèn Saranai được coi là đầu (thổi bằng miệng, là nhạc cụ thể hiện giai điệu chính, trống Paranưng được coi là bụng (do ôm vào bụng để vỗ), và trống Ghi năng được coi là đôi chân của cơ thể con người (do bắt chéo hai trống, ngồi xuống đất để gõ).
Về giờ khắc: Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, người Chăm tính có 8 tuk (có thể hiểu là giờ tốt), mỗi tuk là 90 phút (một tiếng rưỡi). Ban đêm người Chăm chỉ tính từ 6 giờ tối đến 12 giờ nên chỉ có 4 tuk, từ 0 giờ đến 6 giờ sáng không được tính vì quan niệm rằng đây là thời gian âm dương giao hoà, muôn vật, muôn loài sinh sôi nảy nở. Giờ tiến hành làm lễ cưới phải được ông thầy xem giờ tốt (tuk noak) và phải từ buổi trưa đến buổi chiều (có nghĩa là lễ cưới phải vào thời gian thuộc âm).
Như vậy, cách tính giờ, ngày, tháng để làm lễ cưới của người Chăm Bàlamôn thể hiện tính “mẹ” rất rõ ràng. Đây là những biểu hiện của chế độ mẫu hệ bao trùm trong xã hội Chăm từ xa xưa còn lưu giữ được đến ngày nay.
Trang phục cô dâu (mưtơw kamay - mưtău kamei) là áo dài truyền thống Chăm, may bằng vải trắng. Tóc cô dâu búi cao và đeo nhiều đồ trang sức như vòng, lắc, hoa tai, nhẫn. Khác với trang phục lễ hội với những chiếc áo dài màu sắc sặc sỡ, lưng thắt hai dây thổ cẩm, một dây thắt ngang lưng và một dây đeo chéo vai, trang phục cưới chỉ là một chiếc áo dài trắng, thể hiện sự trong trắng của cô dâu. Chiếc áo cưới của phụ nữ Chăm rất đẹp, tiếc rằng ngày nay, nhiều cô dâu đi thuê áo cưới thời trang của người Việt.
Trang phục chú rể (mưtơw) là áo trắng truyền thống Chăm (gần giống như áo bà ba), bên ngoài khoác một chiếc áo mầu, thường là áo may bằng vải thổ cẩm Chăm rất đẹp, có hoa văn chìm và được đính kim tuyến, đầu quấn khăn Chăm, bên ngoài trùm một chiếc khăn thổ cẩm, mặc váy bằng cách quấn một tấm chăn (người Chăm gọi là mặc chăn). Chiếc áo khoác màu sẽ được cởi ra và trao cho cô dâu sau khi vào phòng the với ý là trao thân gởi phận cho cô dâu.
Ông chủ lễ (nưmư) mặc áo thổ cẩm màu, quấn chăn, đầu quấn khăn mầu có tua. Bà nưmư mặc đồ truyền thống Chăm, mặc váy và áo dài màu, tóc búi cao. Đây là trang phục đàn ông và phụ nữ Chăm thường mặc trong những buổi lễ trang trọng.
- Chủ lễ (chủ hôn: anư - amư)
Ông mai (on nhuh) là người nối sợi tơ hồng cho đôi trai gái, nhưng người đứng ra tổ chức lễ cưới (chủ hôn) là ông anư amư (cha mẹ đỡ đầu, đọc là nưmư, từ đây xin dùng từ nưmư). Ông nưmư phải là người có tuổi hợp với cô dâu chú rể, là người vai chú hay vai bác của cô dâu chú rể, phải là người “một cột, một kèo” (một vợ một chồng, không chắp vá), phải là người có gia tài, có sự nghiệp kha khá, là người nhiều con cái, dâu rể, cháu chắt, là người am hiểu phong tục tập quán Chăm. Ngoài ra, luật tục quy định, ông nưmư trong một năm chỉ được làm chủ hôn một lần vì mỗi cha mẹ một năm chỉ đẻ được một đứa con. Cũng có khi gia đình chọn được ông nưmư nhưng ông này lại không thuộc các bài khấn và vẽ bùa chú, gặp trường hợp này có thể mời một ông thầy cúng phụ giúp.
Khác với các dân tộc khác, vai trò chủ lễ cưới của người Chăm rất quan trọng. Trong lễ cưới Chăm Bàlamôn, không được xuất hiện các chức sắc pà xế Bàlamôn. Nếu các chức sắc tôn giáo là bà con họ hàng, khi đến dự lễ cưới phải thay đổi trang phục và không tham gia gì vào các nghi lễ. Chi tiết này khác biệt với lễ cưới người Chăm Bàni và Chăm Islam, các chức sắc tôn giáo đóng vai trò quan trọng. Trong tôn giáo Bàlamôn, các vị chức sắc pà xế chỉ có nhiệm vụ làm nghi lễ tang ma và các nghi lễ cúng thần linh trên tháp. Vì vậy, các thầy pà xế không được hiện diện trong lễ cưới cũng như trong hệ thống lễ hội RiJa. Sự khác biệt này do quan niệm về sống chết của người Chăm Bàlamôn ảnh hưởng tới.
- Lễ vật
Những lễ vật chuẩn bị để sử dụng trong lễ cưới gồm có: Trầu cau, rượu; Chiếu tục Chăm (chieu bang); Khay trầu cổ (duơr hala); 4 cây đèn nến làm bằng sáp ong (Tapơng dien); Gỗ trầm hương (Gihlau); Dầu dừa (Mư nhưk liu); 2 Chiếu (cieu) trải giường phòng the, 2 chiếc gối; Các loại bánh: Bánh sakaya, bánh paynung, bánh ngọt v.v... Trong lễ cưới, ông nưmư phải cúng mời các vị thần sau: 4 vị thần linh thuộc Bàni giáo gồm: Ppo li, Ppo Phua mưh, Ppo Than, Ppo Thai; Các vị thần chung cho người Chăm cả hai tôn giáo gồm: Thần trời, thần cha Ppo yang A mư; Thần mẹ xứ sở Ppo I Nưgar; Ppo Păn; Thần ông bà tổ tiên (Ppo muk, ppo kei, ppo praok, ppo patra, ppo patri); Thần làng xóm (Ppo gi nuơr palei); Các cận thần phụ tá các thần linh (Ppo gi nuơr rang, kaok rang); Thần thổ địa (Ppo ta nưh poriya).
Các món ăn trong đám cưới thường là thịt gà, vịt, cá, bún, súp, bánh mì, ca ri, các loại rau xào v.v…đặc biệt là phải có cá đuối vì người Chăm quan niệm cá đuối là loại cá đẻ ra con, với ý niệm là đôi vợ chồng trẻ sẽ mau mắn đẻ con, ngoài ra cá đuối còn tượng trưng cho ánh sáng. Phong tục xưa quy định trong lễ cưới phải có một ngày (ngày đầu tiên) chỉ ăn toàn cá đuối. Đồ uống có rượu, nước ngọt, nước chè. Ngày nay, các món trong bữa tiệc mặn ngày càng phong phú, đa dạng. Nhiều đám cưới đã dùng bia và các món ăn người Việt.
Cũng như người Việt, trong lễ tang không phải mời, ai đến thì đến. Nhưng lễ cưới, chủ nhà mời nhiều loại khách: khách nội tộc, họ hàng, khách của ông bà cha mẹ, khách của cô dâu chú rể. Lễ cưới của người Chăm xưa tổ chức ăn uống trong 2 ngày (thứ tư và thứ năm), khách mời cũng được chia ra theo những ngày đó. Ngày nay, cũng còn nhiều lễ cưới tổ chức ăn uống cả 2 ngày, nhưng đa phần chỉ tổ chức ăn một buổi cho đỡ tốn kém.
Khác với trầu dùng trong các nghi lễ cúng thần linh và nghi lễ tang ma thường têm cuốn hình tròn, trầu để dùng trong nghi lễ cưới xin là trầu têm dẹt (hala dam ta ra). Lá trầu phải được xé làm đôi têm với cau, vôi theo hình dẹt.
(còn tiếp)
P.Q.A
danh sách những bài khoa học của tác giả Phan Quốc Anh đã
công bố
PHAN QUỐC ANH
Lễ hội ăn lúa mới và Tết năm mới của người Raglai /.2006. - số 02(260).
Xem nội dung>>
PHAN QUỐC ANH
Ẩm thực truyền thống của người Raglai - The Raglai minority's traditional cuisine - La gastronomie traditionnelle des Raglai - /.2006. - số 09(267).
Xem nội dung>>
PHAN QUỐC ANH
Tôn giáo của người Chăm ở Ninh Thuận (Tiếp theo số 8-2004) - The Champa’s religion in Ninh Thuan province (continued from No 8-2004) - La religion des Chams de Ninh Thuận (suite du Numéro 8 - 2004) - /.2004. - số 09(243).
Xem nội dung>>
PHAN QUỐC ANH
Tôn giáo của người Chăm ở Ninh Thuận - Wedding ceremony transformation in Trinh Xa, Binh Luc, Ha Nam province - La religion des Chams de Ninh Thuận - /.2004. - số 08(242).
Xem nội dung>>
Trang đầu Trang trước Trang kế Trang cuối
Tổng số trang: 1 Tổng số bài viết: 4
Phan Quốc Anh
Tết của người Chăm = The Champa people Tet”. - Le Tết” (Jour de l'An traditionnel) chez les Cham / Phan Quốc Anh // VHNT (Bộ VHTT) .- 2003 - số 01 (223).- Tr. 34-37.
Phan Quốc Anh
Nghi lễ cưới truyền thống của người Chăm Bàlamôn (tiếp theo số 6-2003) = Traditional wedding ceremony of Chăm Bàlamôn people (continued from No 6-2003). - Rites matrimoniaux traditionnels des Cham brahmans (suite au No 6-2003) / Phan Quốc Anh // VHNT (Bộ VHTT) .- 2003 - số 07 (229).- Tr. 38-43,51.
Phan Quốc Anh
Nghi lễ cưới truyền thống của người Chăm Bàlamôn = The Brahmanic Champa community's traditional wedding rituals. - Les rites de mariage trraditionnel des Chams Brahmanen / Phan Quốc Anh // VHNT (Bộ VHTT) .- 2003 - số 06 (228).- Tr. 45-49.
Phan Quốc Anh
Khảo sát lễ “chiêu hồn nhập cốt” của người Chăm Bàlamôn = Investigation in the Balamon Champa people's “chieu hon nhap cot” (calling the dead person's soul back in his body) ceremony. - Examen du rite "chiêu hồn nhập cốt” l'ethnic Chăm (rappel de l'âme du défun pour qu'elle rentre dans le cadavre) / Phan Quốc Anh // VHNT (Bộ VHTT) .- 2002 - số 07 (217).- Tr. 32-37.
Phan Quốc Anh
Những đặc trưng của lễ hội Ka Tê = Kate festival characteristics. - Caractéristiques de la fête de Kate / Phan Quốc Anh // VHNT (Bộ VHTT) .- 2002 - số 02 (212).- Tr. 71-77.
Phan Quốc Anh
Đôi nét ảnh hưởng của tôn giáo ấn Độ đối với văn hóa Chăm Bà La Môn Ninh Thuận = Some points on the Indian religious influence to the Cham culture. - Quelques traits de l'influence de la religion indienne sur la culture Chăm - Brahmanisme de Ninh Thuận / Phan Quốc Anh // VHNT (Bộ VHTT) .- 2001 - số 09 (207).- Tr. 14-18.
Phan Quốc Anh
Lễ hội Katê của người Chăm ở Ninh Thuận = Kate ceremony of the Cham in Ninh Thuan. - Fête de Katê de Chăm à Ninh Thuận / Phan Quốc Anh // VHNT (Bộ VHTT) .- 1999 - số 05 (179).- Tr. 80-81.
Thứ Tư, 2 tháng 1, 2008
festival NInh Thuan
Cổng hội chợ triển lãm tại festival.
Festival Ninh Thuận 2007: Đậm sắc màu văn hóa của vùng đất nắng vàng, biển xanh (15/08/2007) Báo VĂN HÓA số 1414
(VH)- Khác với festival ở một số địa phương khác, Ban tổ chức Festival Ninh Thuận quyết định giao cho Sở VH-TT tỉnh tự xây dựng kịch bản nghệ thuật đêm khai mạc, không thuê mướn bên ngoài.
Yêu cầu đặt ra là làm sao chương trình nghệ thuật đêm khai mạc phải vừa hoành tráng, vừa giới thiệu được những sắc màu đặc trưng của văn hóa vùng đất Ninh Thuận trong khuôn khổ nguồn kinh phí còn có hạn.
Chương trình đêm khai mạc Festival Ninh Thuận sẽ được truyền hình trực tiếp vào lúc 20 giờ ngày 17.8.2007 trên VTV2 với tiết mục Ninh Thuận những sắc màu. Chương trình nghệ thuật được chia làm 3 chương.
Chương I Đất ấm tình người sẽ là những tiết mục hát múa giới thiệu về vùng đất Phan Rang – Ninh Thuận, giới thiệu những danh lam thắng cảnh và sắc màu văn hóa các dân tộc Kinh, Chăm, Raglai. Chương II Sắc màu quê hương giới thiệu những nét văn hóa đặc trưng của Ninh Thuận. Chương này có 2 phần, gồm Yêu mãi làng nghề giới thiệu làng nghề gốm, nghề dệt cổ truyền của người Chăm, nghề đi biển, nghề trồng nho, trồng bông, chăn nuôi của người Kinh, nghề làm nương rẫy của đồng bào Raglai, K’ho v.v... và Vui mùa lễ hội giới thiệu sắc màu lễ hội Katê, Ramưval, lễ mừng lúa mới của các dân tộc Chăm, Raglai. Chương III Ninh Thuận gọi mời có tiết tấu hiện đại, sôi động kết hợp với những tiết mục hát múa giới thiệu, vẫy gọi du khách về với vẻ đẹp vùng đất rực rỡ nắng vàng biển xanh của thành phố trẻ Phan Rang – Tháp Chàm.
Với sự giúp đỡ của Sở VH.TT TP.HCM, Sở VH-TT tỉnh Bình Thuận, chương trình nghệ thuật sẽ có sự tham gia của gần 400 diễn viên, trong đó có sự góp mặt của diễn viên các Đoàn nghệ thuật: Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP.HCM, Vũ đoàn ABC, Đoàn ca múa nhạc tỉnh Bình Thuận, Đoàn nghệ thuật dân gian Chăm, Đoàn ca múa nhạc tỉnh Ninh Thuận, các ca sĩ chuyên nghiệp và một số ngôi sao ca nhạc đến từ TP.HCM. Ngoài ra, Ban tổ chức còn huy động gần 200 diễn viên quần chúng của các đoàn văn nghệ không chuyên và Trường Cao đẳng sư phạm Ninh Thuận.
Ngoài chương trình nghệ thuật đêm khai mạc thì vào đêm 18.8, tại sân khấu lớn Quảng trường 16.4 còn diễn ra chương trình ca múa nhạc, thời trang RAAS những lời yêu thương do Công ty biểu diễn TP.HCM tổ chức với sự tham gia của các ngôi sao ca nhạc. Cùng thời điểm đó, tại sân khấu Trung tâm Văn hóa - thông tin tỉnh cũng diễn ra chương trình ca nhạc của các Đoàn nghệ thuật đến từ TP.HCM và tỉnh Bình Thuận. Chương trình nghệ thuật trong đêm bế mạc sẽ diễn ra vào tối 19.8.
Kịch bản chương trình do nhạc sĩ Phan Quốc Anh và nhạc sĩ Vi Nhật Tảo xây dựng. Tổng đạo diễn chương trình là NSND Đặng Hùng với sự tham gia biên đạo của NSƯT Thọ Thái, Ngọc Hiền, Dương Tấn Đức.
Phan Quốc Anh
Festival Ninh Thuận 2007: Đậm sắc màu văn hóa của vùng đất nắng vàng, biển xanh (15/08/2007) Báo VĂN HÓA số 1414
(VH)- Khác với festival ở một số địa phương khác, Ban tổ chức Festival Ninh Thuận quyết định giao cho Sở VH-TT tỉnh tự xây dựng kịch bản nghệ thuật đêm khai mạc, không thuê mướn bên ngoài.
Yêu cầu đặt ra là làm sao chương trình nghệ thuật đêm khai mạc phải vừa hoành tráng, vừa giới thiệu được những sắc màu đặc trưng của văn hóa vùng đất Ninh Thuận trong khuôn khổ nguồn kinh phí còn có hạn.
Chương trình đêm khai mạc Festival Ninh Thuận sẽ được truyền hình trực tiếp vào lúc 20 giờ ngày 17.8.2007 trên VTV2 với tiết mục Ninh Thuận những sắc màu. Chương trình nghệ thuật được chia làm 3 chương.
Chương I Đất ấm tình người sẽ là những tiết mục hát múa giới thiệu về vùng đất Phan Rang – Ninh Thuận, giới thiệu những danh lam thắng cảnh và sắc màu văn hóa các dân tộc Kinh, Chăm, Raglai. Chương II Sắc màu quê hương giới thiệu những nét văn hóa đặc trưng của Ninh Thuận. Chương này có 2 phần, gồm Yêu mãi làng nghề giới thiệu làng nghề gốm, nghề dệt cổ truyền của người Chăm, nghề đi biển, nghề trồng nho, trồng bông, chăn nuôi của người Kinh, nghề làm nương rẫy của đồng bào Raglai, K’ho v.v... và Vui mùa lễ hội giới thiệu sắc màu lễ hội Katê, Ramưval, lễ mừng lúa mới của các dân tộc Chăm, Raglai. Chương III Ninh Thuận gọi mời có tiết tấu hiện đại, sôi động kết hợp với những tiết mục hát múa giới thiệu, vẫy gọi du khách về với vẻ đẹp vùng đất rực rỡ nắng vàng biển xanh của thành phố trẻ Phan Rang – Tháp Chàm.
Với sự giúp đỡ của Sở VH.TT TP.HCM, Sở VH-TT tỉnh Bình Thuận, chương trình nghệ thuật sẽ có sự tham gia của gần 400 diễn viên, trong đó có sự góp mặt của diễn viên các Đoàn nghệ thuật: Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP.HCM, Vũ đoàn ABC, Đoàn ca múa nhạc tỉnh Bình Thuận, Đoàn nghệ thuật dân gian Chăm, Đoàn ca múa nhạc tỉnh Ninh Thuận, các ca sĩ chuyên nghiệp và một số ngôi sao ca nhạc đến từ TP.HCM. Ngoài ra, Ban tổ chức còn huy động gần 200 diễn viên quần chúng của các đoàn văn nghệ không chuyên và Trường Cao đẳng sư phạm Ninh Thuận.
Ngoài chương trình nghệ thuật đêm khai mạc thì vào đêm 18.8, tại sân khấu lớn Quảng trường 16.4 còn diễn ra chương trình ca múa nhạc, thời trang RAAS những lời yêu thương do Công ty biểu diễn TP.HCM tổ chức với sự tham gia của các ngôi sao ca nhạc. Cùng thời điểm đó, tại sân khấu Trung tâm Văn hóa - thông tin tỉnh cũng diễn ra chương trình ca nhạc của các Đoàn nghệ thuật đến từ TP.HCM và tỉnh Bình Thuận. Chương trình nghệ thuật trong đêm bế mạc sẽ diễn ra vào tối 19.8.
Kịch bản chương trình do nhạc sĩ Phan Quốc Anh và nhạc sĩ Vi Nhật Tảo xây dựng. Tổng đạo diễn chương trình là NSND Đặng Hùng với sự tham gia biên đạo của NSƯT Thọ Thái, Ngọc Hiền, Dương Tấn Đức.
Phan Quốc Anh
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)